Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Tại sao tu hoài chưa giải thoát

+2
Thanh Trí
Thanh Quang
6 posters

Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Tại sao tu hoài chưa giải thoát

Post  Thanh Quang Mon Dec 24, 2012 6:14 am

Ngày 21 tháng 12 là ngày tận thế và mong rằng bây giờ bắt đầu một thế giới khác trong đó Phật pháp được áp dụng hằng ngày ....
TQ xin gởi đến các bạn một bài viết hay xin chia sẻ với các bạn ( bạn nào còn dính mắc nhiều như TQ) , cám ơn Thanh Phúc đã gởi cho TQ để TQ lo tu hành tinh tấn hơn , quán chữ xả cho kỹ :-)
TQ


Có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là:
> · Chưa buông xuống sạch.
> · Còn dính mắc vào pháp tu hành.
> · Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập
>
>
> Chúng ta hãy đi sâu vào phân tích 3 vấn đề này:
>
> 1. Chưa buông xuống sạch.
> Người đến với đạo Phật đều hiểu câu nói này, nhưng mấy ai buông xuống được, vì còn vướn bận gia đình, tài sản, nghề nghiệp, tình cảm, tiền bạc của cải, sự hiểu biết, tư tưởng, những dục lạc thế gian,… Đó là xả phần thô, xả phần vi tế là xả khi sống đời sống độc cư.
>
>
> Chỉ cần buông xuống hết là đã gần như giải thoát rồi còn gì. Bạn có tin không. Đến cuối bài này bạn sẽ hiểu.
>
>
> 2. Còn dính mắc vào pháp tu hành.
> Tại sao lại nói như vậy? Đạo Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy chỉ có buông xuống sạch thì giải thoát, Vậy việc chính là buông xuống sạch, việc phụ là các pháp tu hành. Nhưng khi mọi người đến với đạo Phật thì “coi việc phụ làm việc chính”. Họ thường ôm pháp tu hành từ ngày đến đêm, từ lúc vào chùa đến lúc chết. Ví dụ như: ngồi thiền, gỏ mõ tụng kinh, niệm phật, tham công án, đọc thần chú, ôm pháp Thân Hành Niệm đi kinh hành suốt ngày, tu Định Niệm Hơi Thở gom tâm, nhiếp tâm vào đề mục nào đó, theo dõi hơi thở hay bụng phình xẹp, ngồi gò bó thân tâm khiến thân tâm bị ức chế dẫn đến tẩu hỏa nhập ma rơi vào các loại tưởng ma.
>
> 3. Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập
> Khi buông xả những phần thô ngoài đời, vào chùa chúng ta thường lại bị dính mắc pháp tu hành và những thứ linh tinh khác làm cho tâm càng chướng ngại thêm đó là: danh lợi trong chùa, tiền bạc, hơn thua, chuyện người khác, chuyện tu hành của người khác, chuyện đúng sai phải trái, chuyện tổ chức quản lý trong chùa, chuyện xây dựng, chuyện sữa chữa tu bổ chùa, làm công quả, chuyện giảng đạo (tu xong rồi tính sao), chuyện của phật tử, chuyện làm từ thiện, chuyện ăn uống, nấu nướng, v.v…
>
> Chỉ cần chúng ta hiểu rõ chùa cũng là một nơi thử thách khác, cũng không khác gì ngoài đời, đó chỉ là một không gian thu nhỏ lại của ngoài đời thôi, cuộc sống sinh hoạt cũng giống ngoài đời chứ không phải thiên đường gì cả, cũng đầy người có tham sân si như ta cả. Việc của ta là xả tâm. Tất cả mọi cảnh vật, chuyện xảy ra trong chùa cũng là những thử thách, là những đối tượng để ta tu tập xả tâm cho sạch. Nếu ta xác định vào đó tìm đường giải thoát thì không nên dính mắc vào bất kỳ chuyện gì cả, còn những chuyện khác có ban đời sống lo. Ai làm gì mặc kệ, “chuyện ta ta tu, chuyện họ họ lo”.
>
> Tu theo đạo Phật chỉ cần buông xuống sạch tất cả, sau đó tìm một chỗ thanh tịnh, yên tĩnh để sống:
>
> · Đời sống độc cư: là đời sống một mình trong một cái nhà nhỏ, không nói chuyện với ai để từ đó có thời gian nhìn lại tâm xả tiếp những niệm vi tế. Chỉ cần “ngồi chơi tự nhiên” như người nhàn hạ, không làm gì hết, nghĩa là không cần ngồi thiền, xếp bằng, kiết già gì cả, ngồi sao cho thoải mái là được, nằm cũng được chứ sao, miễn tỉnh táo là được.
> · Giữ gìn giới luật đức hạnh đến suốt đời: đó là hạnh ăn một ngày một cử, không ăn uống phi thời, ngủ ít, ngủ không phi thời, sống 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng vui vẻ, sống thiểu dục tri túc 3 y một bát, giữ gìn các giới luật như 10 giới thánh đức sa di.
>
> Do vậy, sau khi các bạn xả bỏ phần thô, hãy tìm một nơi yên tĩnh để sống đời sống độc cư, ở đâu cung cấp cho bạn một chổ như vậy thì quá là lý tưởng, vì chỉ có sống như vậy mới giải thoát hoàn toàn. Bài kinh “SốngMột Mình Như Con Tê Ngưu” đức Phật đã khuyên chúng ta rất rõ ràng. Chính độc cư là bí quyết của xả tâm và thiền định. Thiền viện Trúc Lâm hay chùa nào cũng được, miễn sao ở đó cung cấp cho bạn một căn nhà nhỏ để sống đời sống độc cư, một ngày một bữa ăn.
>
> Riêng tôi biết có một tu viện tại Trảng Bàng, gọi là Tu viện Chơn Như, khi đến đó các thầy sẽ cho bạn một căn nhà nhỏ, và đầy đủ mọi thứ cần thiết tối thiểu, kể cả quần áo, bát. Bạn không cần mang theo gì cả. Xả sạch ngoài đời tất cả, chỉ mang cái thân vào thôi. Không cần mang tiền vào, vì vào đó là phải giữ gìn giới luật thứ 10 trong giới sa di “không nên cất giữ tiền bạc”. Vào đó các bạn chỉ cần sống với 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng, giữ gìn 3 hạnh là ăn, ngủ và độc cư.
> Vào đó các thầy sẽ dạy cho chúng ta những cách đi kinh hành để phá hôn trầm thùy miên, buồn ngủ, cách tu “Định niệm hơi thở” cho người mới để biết nhìn rõ quan sát từng tâm niệm. Sau khi thực hành thành thạo rồi thì chúng ta không cần ôm những pháp tu đó nữa, vì “chúng chỉ là vũ khí diệt giặc thôi, có giặc hôn trầm thùy miên buổn ngủ thì đem ra sử dụng, còn không thì thôi, ngồi chơi cho sướng.”
>
> Khi sống một mình thì chúng ta đừng ôm pháp nào tu hết, sống đời sống bình thường như một người bình thường trong một căn nhà nhỏ, như đi “an dưỡng” vậy đó, đến giờ thì ăn, đến giờ thì ngủ, ngoài ra thì chỉ cần ngồi chơi xả tâm. Tâm khởi niệm nào dục hay ác pháp thì đuổi đi, niệm thiện thì làm cho sanh và tăng trưởng, niệm không thiện không ác thì kệ nó. Đuổi bằng phương pháp "Như Lý Tác Ý." Một trong những câu tác ý hữu hiệu nhất là "Tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự".
>
> Đó gọi là buông xả sạch không còn dính mắc vào bất kỳ cái gì hay pháp tu nào.
>
> “Thường người ta đến đạo Phật nghĩ rằng phải tu hành mới được giải thoát, phải ôm pháp nào đó tu để được giải thoát, phải tu để có thần thông, phải nhập thiền định để có Tam Minh Lục Thông, phải niệm Phật giữ tâm không niệm để tiếp tục sang một thế giới khác tu tiếp, phải thông suốt các công án, phải có thần thông, phải ngồi thiền, phải tu pháp Thân Hành Niệm, tu pháp Định Niệm Hơi Thở, phải theo dõi hơi thở, bụng phình xẹp, hay chú tâm vào đề mục nào đó, phải học những cái gì đó cao siêu, những tư tưởng cao siêu thoát tục để ra giảng dạy, chính những tư tưởng như vậy là đã làm mất sự giải thoát rồi.”.
>
> Đức Phật đã nói: “Đạo ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Nghĩa là khi bước chân vào đạo Phật tu đúng, buông xả sạch thì giải thoát ngay rồi chứ đâu cần phải dụng công từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày khác, từ ngày đầu tiên vào chùa đến ngày chết, từ kiếp này sang kiếp khác, từ thế giới này đến thế giới khác.
>
> Các bạn xem lại thử có giải thoát không?
>
> · Ngồi thiền, gom tâm, nhiếp tâm, chú tâm vào đề mục, vào cơ thể, vào hơi thở, gò bó thân ngồi thiền làm cho thân tâm bị ức chế đau nhức lưng, chân, nhức đầu,… thì sao gọi là buông xả, sao gọi là giải thoát.
> · Tụng kinh gỏ mỏ, niệm Phật thì mỏi miệng, mỏi tay, mõi chân, mõi lưng, đầu phải nhớ kinh, phải học kinh, làm ồn hàng xóm và những nhà xung quanh, v.v…
> · Luyện đọc thần chú mỏi miệng, ùm òm ồn ào.
> · v.v…
>
> Chắc các bạn đã từng nghe những câu chuyện thời đức Phật. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, liền có nhiều người chứng đạo. Tại sao vậy? vì pháp Phật rất cụ thể đơn giản. Họ hiểu được chỉ cần buông xả tất cả là tâm đã giải thoát, khi họ hiểu được rồi, họ quyết đi theo Phật, sống đời sống đức hạnh như Phật thì họ đã giải thoát rồi. Họ đâu có ngồi thiền, tụng kinh, gỏ mõ, đọc thần chú để được giải thoát, Chỉ cần hiểu phải buông xả sạch là tâm đã giải thoát.
>
> Do vậy, kính thưa các bạn, tu theo đạo Phật dễ dàng và đơn giản vậy thôi, không có cao siêu, trừu tượng, khó hiểu hay khó làm đâu. Ai tu cũng được, người già đến 80, 90 tuổi vẫn tu được. Chỉ cần có “tri kiến nhân quả”, buông xuống hết là giải thoát.
>
> “Buông xuống đi, buông xuống đi
> Vạn Pháp vô thường, buông xuống đi”
>
> Sau khi đọc bài này chúng ta đã thấy rõ con đường giải thoát không khó, nó nằm trong tầm tay của chúng ta, Chúng ta hãy buông xuống hết, không cần đọc sách nhiều chi cho mệt nữa, đọc nhiều chỉ thành cái tủ sách. Chỉ làm cho tâm ngã mạn càng cao, thích tranh luận hơn thua, thích lên diễn đàn để khoe khoang sự hiểu biết của mình, thích phê phán người khác, dạy đời người khác, v.v... Hãy cùng nhau lo tu giải thoát cho mình trước. Nếu còn duyên nhân quả với người thì sẽ giúp cho họ sau, hết duyên thì nhập Niết Bàn như Phật.
>
> Có câu hỏi làm sao biết được ngồi chơi như vậy là giải thoát?
>
> Bạn đã buông xả hết rồi, bạn thử hỏi bạn có còn tham sân si không? Bạn đang sống với tâm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Bạn đã chặt bỏ tất cả kiết sử rồi. Tâm bạn lúc này đã dần dần từ từ bất động, thanh thản an lạc và vô sự. Đó là trạng thái của tâm niết bàn rồi còn gì, bạn đang sống với tâm niết bàn thì có chết sẽ tương ưng với Niết bàn.
>
> Khi các bạn đọc Tứ Diệu Đế: Khổ Tập Diệt Đạo. Chân lý thứ 3 là Diệt, đức Phật đã xác định khi diệt hết tham sân si mạn nghi là Niết bàn, nghĩa là trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là niết bàn rồi. Đức Phật đâu có nói phải nhập định, phải có tam minh, phải có thần thông mới gọi là niết bàn.
>
> Định, Tam Minh là kết quả của đời sống đức hạnh giới luật. Giới luật đức hạnh là đối tượng để cho chúng ta tu tập, còn Định và Tam Minh là kết quả của sự buông xả sạch không còn hạt bụi nào. Chứ Định và Tam Minh không phải là đối tượng để ta tu tập. Mọi người nhằm, thường nhắm vào Định và Tam Minh Lục Thông mà tu tập, bỏ qua Giới Luật đức hạnh cho nên tu hoài không thấy giải thoát. Tu không biết lúc nào giải thoát, cứ nghĩ phải tu nhiều đời nhiều kiếp, phải qua thế giới của các chư Phật mà tu tiếp. Những tư tưởng đó đã hại chúng ta không tìm thấy sự giải thoát trong hiện tại.
>
> Tu mà không cần giới luật đức hạnh là tu rơi vào tưởng định, phát sinh tưởng tuệ, tưởng mình đã chứng đạo, tuệ đó cũng có tam minh ngủ thông nhưng vẫn còn tái sinh luân hồi như các vị Lạt Ma Tây Tạng, bởi vì dục và tham sân si vẫn còn, còn thì tự nhiên phải tương ưng với thế giới tham sân si của chúng ta thôi. Còn đối với đức Phật đã diệt hết tham sân si thì có muốn luân hồi cũng không được, vì có còn tham sân si đâu mà tương ưng với thế giới của chúng ta. Đức Phật chỉ có thể tương ưng với Niết bàn thôi.
>
> Tóm lại, sự giải thoát ở ngay trước mắt các bạn, muốn giải thoát hay không là tùy ở mỗi người. Không ai ép hay khuến dụ bạn đi con đường nào. Tự mỗi người chúng ta biết phải chọn con đường nào là sáng suốt cho cuộc đời của mình.
>
> Kính chúc tất cả các bạn buông xả sạch trong đời sống hiện tại, để được sự giải thoát ngay đúng như lời đức Phật dạy: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy".
>
>

Thanh Quang

Posts : 10
Join date : 2012-12-24

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Tại sao tu hoài chưa giải thoát?

Post  Thanh Trí Mon Jan 14, 2013 7:09 am

Kính bạch Thầy!
Thanh Trí kính chào các anh chị em!
Kính thưa Sư Tỷ Thanh Quang và Thanh Phúc!

Mấy hôm trước TT vô tình đọc được bài viết nầy khi vào thăm Forum. Thú thật đọc xong lần đầu tiên, TT đã phải bật thốt lên "WOW!!!" rồi ra khỏi Forum. TT vốn độn căn, chậm tiêu cho nên sau khi đọc qua lần ấy TT không hiểu gì chỉ biết đại khái là: người viết bảo rằng đừng có học nhiều, cũng không cần đọc sách Phật dạy (như vậy thì chắc chẳng cần đi nghe quý Thầy giảng pháp làm chi nữa), chẳng phải ngồi thiền, tụng kinh hay trì chú gì cả mà chỉ cần buông xả. Mấy chữ "Buông xuống đi, buông xuống đi. Chỉ cần buông xuống thì đã giải thoát rồi còn gì!" là những chữ duy nhất mà TT còn nhớ được từ bài viết ấy.

Trời ơi! càng suy nghĩ TT càng thấy đúng! Đúng quá rồi! TT nhảy cà tưng tưởng như mình đã tìm ra chân lý và thấy mình sắp sữa được giải thoát rồi. TT mau mau ngồi xuống một cách thanh thản, không tréo chân kiết già mà ngồi rung đùi chân cao chân thấp một cách thoải mái và tỉnh táo, cũng không kềm giữ vọng tưởng vì người viết bảo là "ngồi chơi tự nhiên" thôi mà, cái tâm nó làm gì thì kệ tía nó, TT chỉ tỉnh táo ngồi chơi thôi. Ngồi một hồi mõi lưng, mõi cẳng, nên TT nằm lăn lóc trên thãm trong phòng thờ Phật với một ý nghĩ duy nhất là: "Buông xuống, buông xuống tất cả". TT nằm đó nhìn tượng Phật ngồi êm ru, lòng thiệt là tội nghiệp Phật vô cùng. TT thầm than: "Hu! hu! Phật ơi! sao Phật dở vậy? Người ta dạy con tìm giải thoát chỉ dài chừng hai trang giấy thôi, cô đọng lại qua mấy chữ: Buông xuống là giải thoát! Còn Phật sao làm chi cho mắc công phải bỏ cung vàng điện ngọc, nào là vào rừng tu khổ hạnh, nào là phải ngồi thiền 49 ngày chiến đấu cam go với chính mình, cuối cùng Ngài phải dùng ánh sáng trí tuệ mà phá vở vô minh để trở thành một bâc giác ngộ giải thoát. Sau đó Phật lại còn phải đi khắp thiên hạ trong 49 năm để dạy cách tu tập giải thoát bằng 84,000 phương pháp tùy vào căn cơ của từng chúng sinh. Hu! hu! Phật dở quá! con sắp sữa giải thoát rồi, Phật chờ một chút xíu, con buông xong là giải thoát như Phật cho Phật coi."
Buông một hồi TT mới thấy được một câu hỏi khổng lồ trong đầu mình là: "Làm sao buông đây???" Không nhớ rõ người viết dạy làm sao buông, nên TT ngồi dậy, không buông nữa mà lặn lội trở vào Forum giữa đêm khuya để xem người viết bài nầy dạy mình buông làm sao.

Đọc lại bài nầy một lần, hai lần, đọc lại lần nữa. TT mới thấy là từ đầu chí cuối người viết bảo "buông đi" nhưng không chỉ ra làm sao để buông!!! Đọc tới lần thứ ba thì TT đoán chính vì không biết làm sao để buông nên người viết mới không chỉ ra và TT quyết định viết vài hàng ý kiến của mình sau bài viết nầy.

TT không đánh giá bài viết nầy hay hay không hay, vì trong thế giới nhị nguyên của chúng ta, hay hay không đều tùy vào suy nghĩ của mỗi người. Với tâm thức độn căn của một người học Phật, TT chỉ biết bám chặt vào những điều sau đây mà Thầy đã từng dạy là:

1/. Lòng tin tưởng tuyệt đối vào Phật là đấng trí tuệ đã giác ngộ giải thoát.

2/. Phải biết: tu theo Phật là sửa làm sao cho bớt THAM, SÂN, SI và bào mòn cái NGÃ. Tham Sân Si giãm bớt, cái Ngã nhỏ lại thì dần dần Tâm an tịnh và trí huệ phát sinh. Khi trí huệ phát sinh, rồi trí huệ tăng trưởng do khổ công tu tập thì vô minh tàn lụn, đau khổ nhỏ dần, người tu đi dần trên con đường giải thoát. Phật là bậc xuất chúng được giải thoát toàn phần. Chúng ta độn căn nhưng tin theo Phật, tu tập siêng năng theo lời Phật dạy cũng sẽ được giải thoát từng phần mà tìm thấy Niết Bàn ngay trong hiện tai.
Có bớt Tham Sân Si, cái Ngã nhỏ lại thì mới buông xã được. Chớ không phải nói ngược ngạo như bài viết nầy là "buông xả hết rồi, bạn thử hỏi bạn có còn tham sân si không?"
Trong Tứ vô lượng tâm: Từ Bi Hỷ Xả, Xả là cái khó làm nhất và người tu làm được hạnh Xả chỉ khi nào đã làm được ba cái Từ, Bi, và Hỷ. Muốn có được Tâm Từ, Tâm Bi và Tâm Hỷ thì chịu khó làm cho bớt Tham Sân Si và bào mòn cái Ngã trước đã.

3/. Phật giác ngộ từ thiền định và thiền quán. Niệm Phật, ngồi thiền, thiền định, thiền quán, trì chú, tụng kinh, gỏ mỏ, theo dõi hơi thở phồng xẹp, v.v... đều là những phương tiện thiện xảo để giúp cho người tu làm chủ được cái Tâm để dắt nó đi tìm con đường giải thoát.
Nếu một lập luận nào dẫn dắt ta đi không qua một cách thức trong những phương tiện nầy, nhất là thiền, thì đó không phải là Đạo Phật. Có giải thoát hay không, bạn cứ đi thử rồi sẽ biết.
Theo như cách viết "dễ ợt" để giải thoát của bài nầy, thì chắc chắn người nầy phải được giải thoát từ lâu rồi, nói theo kiểu bình dân là "Người nầy đã thành Phật" lâu rồi! Bạn có tin không??????????????????????

TT tin chắc rằng không một ai tin được là người viết bài nầy đã "thành Phật" rồi, thì đừng mắc công ngồi đó nghe theo người ấy bảo: "không làm gì hết, tới giờ ăn thì ăn, đến giờ ngủ thì ngủ, ngoài ra chỉ cần ngồi chơi xả Tâm. Sống như an dưỡng vậy...." .

Hãy để thì giờ đi tìm nghe những bài giảng của Thầy, cho dù những bài giảng ấy đã củ, bạn đã nghe qua rồi, hãy nghe lại đi, TT bảo đãm bạn sẽ tìm được những lời dạy vô cùng quý giá cho cuộc sống hiện tại cũng như cho con đường tu của bạn. Xin đừng tìm những lời dạy dỗ xa xôi, nếu chịu khó tu tập đúng theo lời dạy của Phật và của Thầy, ta sẽ từ lần đi đến giải thoát từng phần, từng phần một. Đây chắc chắn là sự thật!

Lời thô, ý cạn, Thanh Trí chân thành gởi đến huynh đệ tỷ muội khắp bốn phương trong cõi Ta Bà.

Con kính xin tri ân Thầy đã dạy dỗ cho con từ bao lâu nay.

thanh trí.


Thanh Trí
Thanh Trí

Posts : 1
Join date : 2013-01-09

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Re: Tại sao tu hoài chưa giải thoát

Post  Từ Lương Sat Jan 19, 2013 4:18 pm

3/. Phật giác ngộ từ thiền định và thiền quán. Niệm Phật, ngồi thiền, thiền định, thiền quán, trì chú, tụng kinh, gỏ mỏ, theo dõi hơi thở phồng xẹp, v.v... đều là những phương tiện thiện xảo để giúp cho người tu làm chủ được cái Tâm để dắt nó đi tìm con đường giải thoát.
Nếu một lập luận nào dẫn dắt ta đi không qua một cách thức trong những phương tiện nầy, nhất là thiền, thì đó không phải là Đạo Phật. Có giải thoát hay không, bạn cứ đi thử rồi sẽ biết.
Theo như cách viết "dễ ợt" để giải thoát của bài nầy, thì chắc chắn người nầy phải được giải thoát từ lâu rồi, nói theo kiểu bình dân là "Người nầy đã thành Phật" lâu rồi! Bạn có tin không??????????????????????


Kính thưa cô Thanh Trí,
Con táy máy xin chen vô 1 chút xíu nha.
Có một vị không chủ trương dùng những cách thức trên, đó là Lục Tổ Huệ Năng. Còn vị ấy có "thành Phật" hay không thì con không biết.

Pháp cũng chỉ là Pháp
Chẳng đốn tiệm thấp cao
Thuốc hay nhờ đúng bệnh
Thầy hay bởi duyên trò !

Kính mến
con Từ Lương

Từ Lương

Posts : 9
Join date : 2012-02-07

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Tại sao tu hoài chưa giải thoát.

Post  thanhan Wed Sep 11, 2013 6:24 pm

Shocked Shocked Kinh bạch thầy!
Kính chào các anh chị. Con nói cách suy nghĩ của con, nếu có gì sai ,sinh thầy và các anh chị dạy bảo cho. Đức Phật có nói," tất cả chúng sanh đều có phật tánh"
 Mình tu mà chưa được giải thoát là có nhiều nguyên do:
 - Mình có tin Đức Phật Thích Ca mâu ni nói như vậy không ? "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh"
 - Mình có tin là mình có Phật tánh không ?
 - Mình có tin đời sống hiện tại tất cả là thật không?
Kính thưa thầy, thưa các anh các chị. Thanh Ân tin lời Phật nói. Con tin mình có Phật tánh. Nhưng lòng tin có phật tánh của con chưa đủ 100%. Cho nên chưa đủ sức mạnh để quyết chí tu. Đều quang trọng nữa là con còn chấp thật quá. Nên việc tu tập của con có phần dãi đãi. Thầy dạy Ý tình thân , rồi thầy dạy 3 quán ảo,để giúp mọi người thoát khổ và giải thoát. Đó là phương tiện cho con tu tập. Nhưng con không tin tấn tu hành ,đó là do lỗi tại con tất cả. Con biết là con còn chưa tin tấn tu,nhưng con không bỏ cuộc đâu thưa thầy. Con sẽ tu từ bây giờ cho đến khi nào con chết thì thôi. Con nguyện đời này không thành thì nhiều kiếp khác sẽ thành Phật (giải thoát ). Con còn thấy thật , cho nên con nguyện sẽ có kiếp khác để giải thoát.  Con kính chúc thầy luôn khoẻ mạnh. Con kính chào thầy và chào các anh,chị.
A di đà Phật.
Con Thanh Ân.

thanhan

Posts : 22
Join date : 2012-01-13

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty THIỀN TÂM XẢ ?

Post  Thanh Quang Thu Aug 15, 2019 6:10 am

Hôm nay rằm tháng 7 nghỉ ở nhà tình cờ đọc lại những chia sẻ về chữ BUÔNG

TQ tự hỏi chữ BUÔNG phải chăng đồng nghĩa với chữ XẢ

Thày Thanh Từ có lần nói nếu phải cho 1 chữ để tu , thày cho chữ BUÔNG


tu tập qua thiền (hay tịnh độ ) sao luôn luôn giữ được tâm XẢ thì sẽ trừ được phiền não Tham sân si và sẽ thực chứng được những câu trong kinh Phước Đức


CHUNG ĐỤNG TRONG NHÂN GIAN
TÂM KHÔNG HỀ LAY CHUYỂN
PHIỄN NÃO HẾT AN NHIÊN
LÀ PHƯỚC ĐỨC LỚN NHẤT


Kính chúc các bạn đạo một mùa Vu Lan an lành





Thanh Quang

Posts : 10
Join date : 2012-12-24

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Re: THIỀN TÂM XẢ ?

Post  Diệu Như Sat Sep 07, 2019 11:18 pm

Định nghĩa vắn tắt theo cái hiểu của DN là
Buông = không bám víu
Xả = không ưa cũng không ghét

Diệu Như

Posts : 5
Join date : 2018-12-02

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Re: Tại sao tu hoài chưa giải thoát

Post  Thanh Quang Wed Sep 18, 2019 1:50 am

Bạch Thày
Nếu thiền rà rèn luyện tâm XẢ phải chăng là đang tập luôn chữ BUÔNG không dính mắc thường có danh từ buông xả hay đi đôi với nhau
XẢ là điều thứ 7 trong thất giác chi , điều thứ 4 trong tứ vô lượng tâm còn chữ buông tuy không thấy trong kinh nào nhưng phải chăng ý nghĩa như nhau ?
Con mong thày giảng cho chúng con đã tin tưởng sẽ tin tưởng
thêm về thiền tâm xả
con xin cám ơn thày
Con Thanh Quang

Thanh Quang

Posts : 10
Join date : 2012-12-24

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Buông & Xả

Post  TTS Sat Mar 07, 2020 6:29 am

Buông là động tác physique, ex: tay đang nắm hay cầm cái gì thì "buông" ra cho nó rớt xuống, lâcher.

Xả là động tác mental: ex: trong tâm đang ôm giữ điều lo sợ, buồn giận thì "xả" tức là détacher, laisser tomber.

Hai chữ Buông và Xả thường đi đôi bởi vì người nói không biết mình đang ôm giữ đồ vật hay émotions, do đó nói chung là "buông xả" cho chắc ăn.

TTS
TTS
TTS

Posts : 34
Join date : 2012-01-03

Back to top Go down

Tại sao tu hoài   chưa giải thoát  Empty Re: Tại sao tu hoài chưa giải thoát

Post  Sponsored content


Sponsored content


Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum