Diệt trừ sự làm biếng
3 posters
Page 1 of 1
Diệt trừ sự làm biếng
Có ai biết cái Program nào làm cho mình làm biếng không? Diệt trừ Sân thì có tu Tâm Từ Bi, diệt trừ Tham thì tu Bố Thí, còn diệt trừ làm biếng thì phải tu cái gì?
Dich- Guest
Làm Biếng
Con đoán Sirius chắc là Thầy. Con thường làm biếng tập khí công, thể dục. Nhưng làm công việc trên computer thì lại không làm biếng. Biết như vậy là không tốt cho sức khỏe nhưng vẫn làm biếng tập.
Dich- Guest
Diệt trừ sự làm biếng
Con thiệt là chậm.
Mò một hồi con mới tới chỗ nầy. Con cứ bấm hoài vào tên của chị DT mà hổng có cái gì nhảy ra hết, chừng bấm nhằm cái mũi tên nhỏ xíu dưới tên chị nó mới chỉ vào đây. Con thiệt dở quá!
Thưa Thầy, thưa anh chị! con cũng làm biếng nữa.
Con không biết con có đồng ý với Thầy hay không nữa. Con trình bày ra, rồi Thầy và anh chị dạy cho con.
Con thích tập khí công lắm! vì mỗi ngày mỗi tập con thấy con khỏe ra. Con cũng thích ngồi thiền nữa, vì trong khi và sau khi ngồi thiền con thấy rất an lạc và cãm giác như mình thông minh hơn một chút ( hổng biết phải hông, nhưng con cứ cho là như vậy để khuyến khích mình). Con cũng thích lạy Phật sám hối 108 lạy mỗi ngày, vì trong khi và sau khi lạy con thấy mình nhẹ bớt rất nhiều nghiệp chướng trong nhiều đời kiếp mà con đã tạo ra. Con cũng thích trì Chú Đại Bi luôn, vì khi trì chú con thấy con cột tâm mình dễ dàng hơn là ngồi thiền, và con còn một lý do khác nữa để con trì chú (không phải con muốn có thần thông đâu thưa Thầy!). Rồi con cũng thích làm việc trên computer nữa (đọc sách, nghe bài giảng và nhiều điều khác nữa trên computer).
Nói tới đây, con xét xem cái nào con thích nhất, thì dường như cái nào con cũng thích hết, gần như hổng có cái nào nhất (con thấy mình thiệt là tham). Cho nên thời khóa của con mỗi ngày là có hết những thứ nầy. Nhưng cái lôi kéo con làm con mất hết thời giờ để làm những cái khác (nhiều khi quên cả ăn) là cái computer. Ngồi trên computer, con dường như hết biết tới thời gian. Set alarm để đi làm việc khác, rồi khi alarm reo, tắt nó đi, tự xin mình thêm mười phút nữa, rồi ngồi thêm vài tiếng đồng hồ sau đó. Sực tỉnh ra, vội vàng đi lạy Phật sám hối qua loa. Bỏ thời thiền tọa. Tập khí công không đủ các thế. Chỉ có một việc duy nhất con giữ được mỗi ngày không bỏ là Trì Chú.
Như vậy thì đâu phải con làm biếng không ngồi thiền, lạy Phật hay tập khí công được thường xuyên mỗi ngày là tại con không thích những thứ nầy đâu. Con thích lắm chứ! vì ngày nào con bị như vậy thì con hối hận lắm và tự hứa với mình là ngày mai không được xảy ra như vậy nữa. Nhưng rồi tình trạng nầy xảy ra thường xuyên. Con hay bào chửa cho mình là "tại hôm nay mắc kẹt, ráng làm cho xong việc nầy việc nọ trên computer. Ngày mai mình sẽ không như vậy nữa". Nhưng rồi chứng nào vẫn tật ấy.
Con có xét kỹ, thật ra ngồi trên computer không phải là cái mà con thích nhất. Đôi khi con còn cãm thấy nó thật là phiền nữa. Con cũng hỏi mình tại sao con giữ được việc Trì Chú mỗi ngày, cho dù có thiệt là bận, thiệt là mệt hay bệnh hoạn?
"Tại vì con đã phát nguyện, và có lời hứa với một người. Con không thể không Trì Chú khi con nghĩ đến người ấy".Còn những việc kia, con làm cho con, con không hứa với ai hết, cũng chưa hề phát nguyện mà còn tự nhủ: "mình còn cả đời tu tập, bỏ lở vài ngày đâu có sao đâu."
Kính bạch Thầy!
Khi bắt đầu viết những giòng nầy, con không biết là con đi tới cái "thấy" nầy. Tại con phân tích một hồi nó mới đi tới đây. Con có kết luận rồi thưa Thầy:
"Con làm biếng không làm được việc mình muốn làm là vì con không có một động cơ chính đáng để thôi thúc và cột giữ con trong công việc đó. Chính vì vậy cho dù là công việc con ưa thích con vẫn không làm được thường xuyên và thường bị công việc khác lôi cuốn. Như vậy con tìm ra anti program để chửa bịnh làm biếng cho một công việc nào đó mà mình muốn làm là: Đứng ra trước bàn Phật phát nguyện! Mạnh hơn nữa là phát một lời thề và tìm cho công việc ấy một động cơ, một mục đích, như con đã làm cho việc Trì Chú của con."
Con nói tùm lum và dài thòng rồi.
Con cám ơn anh Đích lắm! Vì anh mở đầu một đề tài rất là hay và giúp con lý luận một hồi để có giải đáp. Bây giờ việc còn lại là con sẽ về thử cái anti-program của con.
Kính bạch Thầy và anh chị!
Con hổng biết con nói có đúng hông?
Thầy và anh chị làm ơn dạy con.
Kính!
con, thanh như.
Kính bạch Thầy! và các anh chị cùng anh Đích!
Hôm qua, trong lúc tư duy, con lại có thêm một cách nữa để giúp làm giãm đi sự làm biếng-cái đề tài anh Đích đặt ra mà hầu như ai cũng mắc phải trên con đường tu tập của mình.
Cách đó của con là:
Chính vì đại chúng có sức mạnh lôi kéo, trừ đi sự làm biếng mà người xuất gia tiến bộ nhanh hơn người tại gia. Trong một tập thể, cá nhân thường không thể không làm những điều đã được định sẳn cho dù có làm biếng thiệt là làm biếng.
Cho nên theo con thì để làm giãm đi sự làm biếng, ta tìm cách tạo cho mình một tập thể và có nội quy cho tập thể đó đàng hoàng. Hai vợ chồng cũng là một tập thể. Hai người bạn cũng là một tập thể. Nếu ta có thể có được vài người hay nhiều người bạn cùng nhau tu tập thì thiệt là quá tốt. Có hai vợ chồng cùng định giờ nào đó trong ngày để ngồi thiền, khi người nầy ngồi thiền, người kia bắt buộc phải ngồi (nếu cả hai cùng làm biếng thì hết chỗ nói rồi!). Có vài người bạn gần nhà, cùng nhau tập khí công hay tụng kinh, ngồi thiền thì thật là lý tưởng.
Đây là suy nghĩ thêm của con về đề tài nầy.
Kính trình cùng Thầy và các anh chị.
thanh như.
Mò một hồi con mới tới chỗ nầy. Con cứ bấm hoài vào tên của chị DT mà hổng có cái gì nhảy ra hết, chừng bấm nhằm cái mũi tên nhỏ xíu dưới tên chị nó mới chỉ vào đây. Con thiệt dở quá!
Thưa Thầy, thưa anh chị! con cũng làm biếng nữa.
Con không biết con có đồng ý với Thầy hay không nữa. Con trình bày ra, rồi Thầy và anh chị dạy cho con.
Con thích tập khí công lắm! vì mỗi ngày mỗi tập con thấy con khỏe ra. Con cũng thích ngồi thiền nữa, vì trong khi và sau khi ngồi thiền con thấy rất an lạc và cãm giác như mình thông minh hơn một chút ( hổng biết phải hông, nhưng con cứ cho là như vậy để khuyến khích mình). Con cũng thích lạy Phật sám hối 108 lạy mỗi ngày, vì trong khi và sau khi lạy con thấy mình nhẹ bớt rất nhiều nghiệp chướng trong nhiều đời kiếp mà con đã tạo ra. Con cũng thích trì Chú Đại Bi luôn, vì khi trì chú con thấy con cột tâm mình dễ dàng hơn là ngồi thiền, và con còn một lý do khác nữa để con trì chú (không phải con muốn có thần thông đâu thưa Thầy!). Rồi con cũng thích làm việc trên computer nữa (đọc sách, nghe bài giảng và nhiều điều khác nữa trên computer).
Nói tới đây, con xét xem cái nào con thích nhất, thì dường như cái nào con cũng thích hết, gần như hổng có cái nào nhất (con thấy mình thiệt là tham). Cho nên thời khóa của con mỗi ngày là có hết những thứ nầy. Nhưng cái lôi kéo con làm con mất hết thời giờ để làm những cái khác (nhiều khi quên cả ăn) là cái computer. Ngồi trên computer, con dường như hết biết tới thời gian. Set alarm để đi làm việc khác, rồi khi alarm reo, tắt nó đi, tự xin mình thêm mười phút nữa, rồi ngồi thêm vài tiếng đồng hồ sau đó. Sực tỉnh ra, vội vàng đi lạy Phật sám hối qua loa. Bỏ thời thiền tọa. Tập khí công không đủ các thế. Chỉ có một việc duy nhất con giữ được mỗi ngày không bỏ là Trì Chú.
Như vậy thì đâu phải con làm biếng không ngồi thiền, lạy Phật hay tập khí công được thường xuyên mỗi ngày là tại con không thích những thứ nầy đâu. Con thích lắm chứ! vì ngày nào con bị như vậy thì con hối hận lắm và tự hứa với mình là ngày mai không được xảy ra như vậy nữa. Nhưng rồi tình trạng nầy xảy ra thường xuyên. Con hay bào chửa cho mình là "tại hôm nay mắc kẹt, ráng làm cho xong việc nầy việc nọ trên computer. Ngày mai mình sẽ không như vậy nữa". Nhưng rồi chứng nào vẫn tật ấy.
Con có xét kỹ, thật ra ngồi trên computer không phải là cái mà con thích nhất. Đôi khi con còn cãm thấy nó thật là phiền nữa. Con cũng hỏi mình tại sao con giữ được việc Trì Chú mỗi ngày, cho dù có thiệt là bận, thiệt là mệt hay bệnh hoạn?
"Tại vì con đã phát nguyện, và có lời hứa với một người. Con không thể không Trì Chú khi con nghĩ đến người ấy".Còn những việc kia, con làm cho con, con không hứa với ai hết, cũng chưa hề phát nguyện mà còn tự nhủ: "mình còn cả đời tu tập, bỏ lở vài ngày đâu có sao đâu."
Kính bạch Thầy!
Khi bắt đầu viết những giòng nầy, con không biết là con đi tới cái "thấy" nầy. Tại con phân tích một hồi nó mới đi tới đây. Con có kết luận rồi thưa Thầy:
"Con làm biếng không làm được việc mình muốn làm là vì con không có một động cơ chính đáng để thôi thúc và cột giữ con trong công việc đó. Chính vì vậy cho dù là công việc con ưa thích con vẫn không làm được thường xuyên và thường bị công việc khác lôi cuốn. Như vậy con tìm ra anti program để chửa bịnh làm biếng cho một công việc nào đó mà mình muốn làm là: Đứng ra trước bàn Phật phát nguyện! Mạnh hơn nữa là phát một lời thề và tìm cho công việc ấy một động cơ, một mục đích, như con đã làm cho việc Trì Chú của con."
Con nói tùm lum và dài thòng rồi.
Con cám ơn anh Đích lắm! Vì anh mở đầu một đề tài rất là hay và giúp con lý luận một hồi để có giải đáp. Bây giờ việc còn lại là con sẽ về thử cái anti-program của con.
Kính bạch Thầy và anh chị!
Con hổng biết con nói có đúng hông?
Thầy và anh chị làm ơn dạy con.
Kính!
con, thanh như.
TRẢ LỜI THÊM
Kính bạch Thầy! và các anh chị cùng anh Đích!
Hôm qua, trong lúc tư duy, con lại có thêm một cách nữa để giúp làm giãm đi sự làm biếng-cái đề tài anh Đích đặt ra mà hầu như ai cũng mắc phải trên con đường tu tập của mình.
Cách đó của con là:
"NHỜ VÀO SỨC MẠNH CỦA ĐẠI CHÚNG TRONG MỘT TẬP THỂ"
Chính vì đại chúng có sức mạnh lôi kéo, trừ đi sự làm biếng mà người xuất gia tiến bộ nhanh hơn người tại gia. Trong một tập thể, cá nhân thường không thể không làm những điều đã được định sẳn cho dù có làm biếng thiệt là làm biếng.
Cho nên theo con thì để làm giãm đi sự làm biếng, ta tìm cách tạo cho mình một tập thể và có nội quy cho tập thể đó đàng hoàng. Hai vợ chồng cũng là một tập thể. Hai người bạn cũng là một tập thể. Nếu ta có thể có được vài người hay nhiều người bạn cùng nhau tu tập thì thiệt là quá tốt. Có hai vợ chồng cùng định giờ nào đó trong ngày để ngồi thiền, khi người nầy ngồi thiền, người kia bắt buộc phải ngồi (nếu cả hai cùng làm biếng thì hết chỗ nói rồi!). Có vài người bạn gần nhà, cùng nhau tập khí công hay tụng kinh, ngồi thiền thì thật là lý tưởng.
Đây là suy nghĩ thêm của con về đề tài nầy.
Kính trình cùng Thầy và các anh chị.
thanh như.
Last edited by Thanh Như on Mon Jan 23, 2012 9:34 pm; edited 1 time in total
Thanh Như- Posts : 13
Join date : 2012-01-03
Re: Diệt trừ sự làm biếng
Kính bạch Thầy,
Các anh chị kính mến,
Đây là lần đầu tiên con được tham gia vào 1 forum, cho nên cũng như chị Diệu Hải nói,con cũng rất "quờ quạng", mò mẫm một hồi rồi cũng vô được mục vấn đáp này.
Con có một góp ý với anh Đích : đó là anh thử quán chữ " Tử" xem sao, để đối trị bịnh làm biếng. Anh hãy thử nghĩ là mình chỉ còn sống được 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày,... nữa thôi, quán như vậy anh sẽ không dám giải đãi nữa, và việc gì cần làm thì phải làm ngay kẻo không còn thời gian nữa, nhất là việc tu hành.
Thật ra con cũng làm biếng giống như các anh chị vậy, nhưng vì lúc trẻ cứ mãi " gia duyên bận buộc", đến khi biết Phật pháp thì quá muộn màng, cho nên con hay nghĩ đến vô thường không biết đến lúc nào mà gắng lo tu hành thôi.
Các anh chị kính mến,
Đây là lần đầu tiên con được tham gia vào 1 forum, cho nên cũng như chị Diệu Hải nói,con cũng rất "quờ quạng", mò mẫm một hồi rồi cũng vô được mục vấn đáp này.
Con có một góp ý với anh Đích : đó là anh thử quán chữ " Tử" xem sao, để đối trị bịnh làm biếng. Anh hãy thử nghĩ là mình chỉ còn sống được 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày,... nữa thôi, quán như vậy anh sẽ không dám giải đãi nữa, và việc gì cần làm thì phải làm ngay kẻo không còn thời gian nữa, nhất là việc tu hành.
Thật ra con cũng làm biếng giống như các anh chị vậy, nhưng vì lúc trẻ cứ mãi " gia duyên bận buộc", đến khi biết Phật pháp thì quá muộn màng, cho nên con hay nghĩ đến vô thường không biết đến lúc nào mà gắng lo tu hành thôi.
Thanh Ý- Guest
Sức mạnh của lời nguyện
Kính chào quý bác, cô, chú, anh, chị,
Diệu Hải vào Forum thấy cũng có mấy vị “quờ quạng” giống mình thì mắc cười quá Lại còn có thêm mấy “đồng minh làm biếng” nữa Có lẽ làm biếng (hay giải đãi) là “bệnh” chung của nhiều người hay sao mà DH thấy đây là đề tài có nhiều người vào đọc nhất trong mục Vấn Đáp này
DH đọc những lời chia xẻ của quý cô, anh, chị, DH thấy mình cũng như vậy, là những thời khóa của mình, làm một, hai lần thì không khó, nhưng cứ giữ cho đều đặn mỗi ngày, mỗi thời trong ngày thì rất là khó. DH thấy có một cái giúp cho mình tinh tấn, và có hiệu lực nhất, đó là sức mạnh của lời nguyện. Những điều mà mình phát nguyện mỗi ngày trước bàn Phật, từ từ trở thành một mãnh lực, khiến cho mình không dám biếng trễ, không dám thoái lui. Như chị Thanh Như có chia xẻ là chị tinh tấn trì chú vì chị đã phát nguyện… không phải là cho chị được cái gì, mà là vì một “Người” …
DH thấy, những điều mà mình phát nguyện càng to lớn, càng quan trọng, càng dính đến nhiều người bao nhiêu thì cái lực (khiến cho mình phải tinh tấn) càng mạnh bấy nhiêu. Có hôm gần đây, sau thời khóa buổi sáng, DH quỳ trước bàn Phật và phát nguyện như thường lệ, thì tự nhiên DH cảm thấy xấu hổ với Phật quá, vì mình nguyện nhiều quá, mình cầu nhiều quá, mà toàn là những cái quá lớn, cho quá nhiều người, nhiều chúng sinh, mà trong một ngày mình chỉ bỏ ra có bấy nhiêu thời gian thôi sao??? Mình phải tăng thời gian tu niệm nhiều hơn nữa mới xứng với những gì mình nguyện, mình mong muốn. Tiếng Anh gọi là “If you want something, you have to work for it”. Mà nếu mình làm cho mình thôi thì khi mình uể oải hay làm biếng thì mình dễ postpone, delay, khất lại, hẹn lại… Nhưng nếu mình làm cho ai, và làm cho nhiều người thì mình không dám hẹn hay khất lại mà phải đi làm ngay... Như anh Đích có nói đến chuyện tập khí công, nhiều khi DH cũng uể oải không muốn đi tập, nhưng rồi tự nghĩ, phải ráng tập để có sức mà làm những việc mà mình muốn làm, để giúp ích cho người khác được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chứ lỡ sanh bệnh thì không làm được gì cho ai mà còn phiền người khác phải lo cho mình. Điển hình là mỗi lần DH bị trúng gió, đã không nấu được cơm ngon cho chồng ăn mà còn phiền anh ấy phải cạo gió cho mình.
Hồi mới đến với Đạo, DH ráng giữ thời khóa vì quá sợ cái khổ (như chị Thanh Ý có nói là quán chữ “Tử”), muốn hết khổ. Và bây giờ DH có một động lực mạnh hơn, vì lời nguyện chính là sự mong muốn quá lớn, cho quá nhiều người, nên trở thành một mãnh lực khiến cho DH phải ráng tu niệm.
A Di Đà Phật.
Diệu Hải.
Diệu Hải vào Forum thấy cũng có mấy vị “quờ quạng” giống mình thì mắc cười quá Lại còn có thêm mấy “đồng minh làm biếng” nữa Có lẽ làm biếng (hay giải đãi) là “bệnh” chung của nhiều người hay sao mà DH thấy đây là đề tài có nhiều người vào đọc nhất trong mục Vấn Đáp này
DH đọc những lời chia xẻ của quý cô, anh, chị, DH thấy mình cũng như vậy, là những thời khóa của mình, làm một, hai lần thì không khó, nhưng cứ giữ cho đều đặn mỗi ngày, mỗi thời trong ngày thì rất là khó. DH thấy có một cái giúp cho mình tinh tấn, và có hiệu lực nhất, đó là sức mạnh của lời nguyện. Những điều mà mình phát nguyện mỗi ngày trước bàn Phật, từ từ trở thành một mãnh lực, khiến cho mình không dám biếng trễ, không dám thoái lui. Như chị Thanh Như có chia xẻ là chị tinh tấn trì chú vì chị đã phát nguyện… không phải là cho chị được cái gì, mà là vì một “Người” …
DH thấy, những điều mà mình phát nguyện càng to lớn, càng quan trọng, càng dính đến nhiều người bao nhiêu thì cái lực (khiến cho mình phải tinh tấn) càng mạnh bấy nhiêu. Có hôm gần đây, sau thời khóa buổi sáng, DH quỳ trước bàn Phật và phát nguyện như thường lệ, thì tự nhiên DH cảm thấy xấu hổ với Phật quá, vì mình nguyện nhiều quá, mình cầu nhiều quá, mà toàn là những cái quá lớn, cho quá nhiều người, nhiều chúng sinh, mà trong một ngày mình chỉ bỏ ra có bấy nhiêu thời gian thôi sao??? Mình phải tăng thời gian tu niệm nhiều hơn nữa mới xứng với những gì mình nguyện, mình mong muốn. Tiếng Anh gọi là “If you want something, you have to work for it”. Mà nếu mình làm cho mình thôi thì khi mình uể oải hay làm biếng thì mình dễ postpone, delay, khất lại, hẹn lại… Nhưng nếu mình làm cho ai, và làm cho nhiều người thì mình không dám hẹn hay khất lại mà phải đi làm ngay... Như anh Đích có nói đến chuyện tập khí công, nhiều khi DH cũng uể oải không muốn đi tập, nhưng rồi tự nghĩ, phải ráng tập để có sức mà làm những việc mà mình muốn làm, để giúp ích cho người khác được bao nhiêu hay bấy nhiêu, chứ lỡ sanh bệnh thì không làm được gì cho ai mà còn phiền người khác phải lo cho mình. Điển hình là mỗi lần DH bị trúng gió, đã không nấu được cơm ngon cho chồng ăn mà còn phiền anh ấy phải cạo gió cho mình.
Hồi mới đến với Đạo, DH ráng giữ thời khóa vì quá sợ cái khổ (như chị Thanh Ý có nói là quán chữ “Tử”), muốn hết khổ. Và bây giờ DH có một động lực mạnh hơn, vì lời nguyện chính là sự mong muốn quá lớn, cho quá nhiều người, nên trở thành một mãnh lực khiến cho DH phải ráng tu niệm.
A Di Đà Phật.
Diệu Hải.
Dieu Hai- Posts : 18
Join date : 2012-01-12
Re: Diệt trừ sự làm biếng
Chú Đích kính mến,
Về vấn đề "làm biếng" : con cũng bị nặng như rất nhiều người. Tuy nhiên, từ khi đọc được phương thuốc của Đức Phật dạy, con thực tập thì thấy giảm hẳn đi. Nay con xin chia sẻ với Chú và tất cả mọi người.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật có giảng rõ về Thất Giác Chi. Ngài giảng rằng để đối trị sự dễ duôi, trì trệ, tâm lờ mờ, nặng nề, ... nói chung là hôn trầm - thụy miên thì phải sử dụng 4 chi trong Thất Giác Chi là: Niệm - Trạch Pháp - Tinh Tấn - Hỷ. Còn để đối trị trạo cử - phóng dật thì phải sử dụng 4 chi : Niệm - Định - Khinh An - Xả.
Dù thực tập Pháp môn nào, Thiền - Tịnh - Mật, con nghĩ mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cơn hôn trầm-thụy miên hoặc trạo cử-phóng dật rất là khó chịu.
Từ khi áp dụng phương thức trên, con nhận thấy là mình kiểm soát dễ dàng hơn nhiều 2 triền cái trên, đồng thời có sự tiến bộ rõ rệt về Chánh Niệm.
Cứ tưởng là chuyện này chẳng xơ múi gì với cái bệnh làm biếng, chỉ thích làm những chuyện "câu giờ" và "lảng tránh" những chuyện cần làm. Nhưng mà thật đáng ngạc nhiên là khi có sự tăng trưởng về Chánh Niệm trong những giờ công phu, mình trở nên dứt khoát hơn trong cuộc sống hằng ngày. Việc cần làm thì làm, việc cần ngưng thì ngưng tương đối dễ dàng dù rằng sự ham muốn ngược lại vẫn còn âm ỷ bên trong.
Sự tiến bộ không phải đạt được liền trong 1, 2 ngày nhưng qua một thời gian ngắn thực hành đều đặn (khoảng 2 tuần), con nhận ra rõ ràng sự chuyển biến này.
Một chút kinh nghiệm cá nhân xin chia sẻ với chú và mọi người.
con Từ Lương
Về vấn đề "làm biếng" : con cũng bị nặng như rất nhiều người. Tuy nhiên, từ khi đọc được phương thuốc của Đức Phật dạy, con thực tập thì thấy giảm hẳn đi. Nay con xin chia sẻ với Chú và tất cả mọi người.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Đức Phật có giảng rõ về Thất Giác Chi. Ngài giảng rằng để đối trị sự dễ duôi, trì trệ, tâm lờ mờ, nặng nề, ... nói chung là hôn trầm - thụy miên thì phải sử dụng 4 chi trong Thất Giác Chi là: Niệm - Trạch Pháp - Tinh Tấn - Hỷ. Còn để đối trị trạo cử - phóng dật thì phải sử dụng 4 chi : Niệm - Định - Khinh An - Xả.
Dù thực tập Pháp môn nào, Thiền - Tịnh - Mật, con nghĩ mỗi chúng ta ai cũng đã từng trải qua những cơn hôn trầm-thụy miên hoặc trạo cử-phóng dật rất là khó chịu.
Từ khi áp dụng phương thức trên, con nhận thấy là mình kiểm soát dễ dàng hơn nhiều 2 triền cái trên, đồng thời có sự tiến bộ rõ rệt về Chánh Niệm.
Cứ tưởng là chuyện này chẳng xơ múi gì với cái bệnh làm biếng, chỉ thích làm những chuyện "câu giờ" và "lảng tránh" những chuyện cần làm. Nhưng mà thật đáng ngạc nhiên là khi có sự tăng trưởng về Chánh Niệm trong những giờ công phu, mình trở nên dứt khoát hơn trong cuộc sống hằng ngày. Việc cần làm thì làm, việc cần ngưng thì ngưng tương đối dễ dàng dù rằng sự ham muốn ngược lại vẫn còn âm ỷ bên trong.
Sự tiến bộ không phải đạt được liền trong 1, 2 ngày nhưng qua một thời gian ngắn thực hành đều đặn (khoảng 2 tuần), con nhận ra rõ ràng sự chuyển biến này.
Một chút kinh nghiệm cá nhân xin chia sẻ với chú và mọi người.
con Từ Lương
Từ Lương- Posts : 9
Join date : 2012-02-07
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum