ĐỪNG ÔM GIỮ QUÁ KHỨ
2 posters
Page 1 of 1
ĐỪNG ÔM GIỮ QUÁ KHỨ
Zoom ngày 13-11-2021
Từ Hữu ghi chép
Trong buổi zoom này, Thầy trả lời những câu hỏi về pháp môn “Ý Tình Thân” để giải tỏa những phiền não trong tâm của mình.
Phần1:
Câu hỏi :
Khi Thầy nói đến những program antidote, có phải là mình tự nghĩ ra dựa trên những bài quán của Thầy giảng, hay là phải tìm kiếm nơi khác nữa ?
Thầy:
Ở đời, những phiền não (buồn, giận, thương, ghét, ganh tỵ) làm mình đau khổ. Mình phải tự hỏi xem là mình sinh ra trên đời có phải là để đau khổ không ? Mình sống là để tìm hạnh phúc chứ không ai đi tìm đau khổ bao giờ. Vậy tại sao ở đời, mình cứ than là bị khổ như vậy ? Đạo Phật dạy chúng ta thế nào là khổ và cách nào để thoát khổ.
- Theo giáo lý Ý Tình Thân, cái khổ của chúng ta không phải từ bên ngoài mà NẰM NGAY TRONG TÂM CỦA MÌNH. Người ta mắng chửi mình là chuyện của người ta, mình khổ là chuyện của mình. Đức Phật cũng bị khổ, dòng họ Thích Ca của ngài cũng bị thái tử Tỳ Lưu Ly mang quân giết sạch lúc ngài còn tại tiền, ngài đã đứng ra cản 2 lần, lần thứ 3 ngài không cản nữa, ngài cũng không lăn ra than khóc. Khi nghiệp quả của những người này trổ ra thì ngay cả Đức Phật cũng không thay đổi được. Vậy mà có những người vẫn tiếp tục khổ vì cứ ôm lấy những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Trên tiến trình tiến hóa tâm linh, càng tiến hóa cao thì sự rung động của dòng tâm thức (vibration) càng lớn. Những cảm xúc tiêu cực sẽ rất hại cho sự rung động này, đặc biệt là mặc cảm tội lỗi, sợ hãi, và sân. Mặc cảm tội lỗi và sợ hãi khiến con người đi xuống và không tiến hóa được. Những người không nóng giận mà giữ im lặng, nhưng lại buồn phiền, cảm thấy mình là người tội lỗi, không xứng đáng,… , người đó tự giết và tự hại mình mà không ai cứu được.
- Những chương trình antidote thì thường là tự mình nghĩ ra, không cần phải có bằng cấp cao mới tìm ra được. Thí dụ như chương trình đối lập lại với chương trình sân là chương trình từ bi, hỷ xả và tha thứ. Và antidote với chương trình keo kiệt là chương trình rộng rải, bố thí. Đối lại chưong trình ganh tị là chương trình tùy hỉ.
- Khi có mặc cảm tội lỗi thì ta hãy nghiệm lại xem: tại sao mình cảm thấy tội lỗi? Ta sẽ đi đến kết luận rằng: chương trình antidote là program tha thứ, mình hãy tha thứ cho chính mình, vì mình cũng chỉ là một chúng sinh vô minh mà thôi. Mình vô minh, chấp ngã, không hiểu biết, nên mới gây ra tội lỗi.
Hãy tha thứ cho người và tha thứ cho mình.
- Mang mặc cảm tội lỗi, không tha thứ được cho mình là sân, cố chấp, ngã mạn, và tất cả chỉ vì không hiểu được chân lý.
Phần 2 :
Câu hỏi :
Tánh xấu là tự phụ. Trong bụng nghĩ là mình hơn người, đến độ vô tâm gây thật nhiều phiền khổ cho người thân, và ngày nay ân hận. Vậy mình làm sao để giải tỏa ?
Thầy:
- GỐc của Ân hận đúng là cái sân. Program để hóa giải chính là quán tha thứ và quán xả. Người có mặc cảm tội lỗi nên hiểu rằng: chính mình đã phán xét mình tội lỗi. Vì vô minh mà mình phạm tội, ngày nay hiểu ra được thì nên mừng thay vì quay lại trách cứ mình. Mình đã biết là làm tội lỗi, thì bây giờ ăn năn sám hối và nguyện từ nay sẽ làm tốt hơn. Chứ còn quay ra hành hạ mình, như thế là ác độc, không có lòng từ bi. Thí dụ chuyện 2 ngài Vô Trước và Thế Thân, tổ của Duy Thức. Ngài Thế Thân trước đó đã chỉ trích nặng nề Đại Thừa. Về sau được người anh Vô Trước cảm hóa, từ đó ân hận, muốn tự phạt mình bằng cách cắt lưỡi. Người anh khuyên can, đề nghị Thế Thân hãy dùng cái lưỡi đó mà xiển dương Đại Thừa.
- Người tự phụ cho mình thông minh, hơn người, thì phải biết tìm cách sống an vui, hạnh phúc. Mình học giỏi, bằng cấp cao, mà khổ sở thì cũng “mắm sốt” (même chose) tầm thường như người khác. Hãy tha thứ cho mình, tha thứ cho đứa nhỏ trong tâm của mình. Mặc dù mình đã 60, 70 tuổi, tóc bạc trên đầu, mà vẫn còn buồn bực, chứng tỏ tâm thức của mình vẫn ở trình độ đứa bé 5, 6 tuổi. Đó là những người “già đầu mà vẫn như con nít”, hễ không vừa ý thì khóc, buồn, tủi thân, dễ hờn, dễ giận. Quý vị đã gặp người ấy bao giờ chưa ? Họ thuộc loại đáng thương, đáng an ủi, đáng tội nghiệp.
- Phương pháp Ý Tình Thân là để tập cho đứa trẻ đó lớn lên. Phương pháp này không phải là phân tâm học trị liệu (psychoanalysis), nghĩa là không phải ngồi đó, moi ra những tật xấu của mình, rồi khóc, rồi đi tìm nguyên nhân sâu xa trong gia tộc.
Trước hết mình tập nhận diện ra những cái xấu nơi mình.
Khi đã nhận ra tính xấu thì bước kế tiếp là xem mình đã nghĩ gì trong đầu để nó sinh ra như vậy. Thí dụ người nhận ra tính xấu của mình là tự phụ, như vậy là đủ rồi. Nguyên nhân đưa đến tự kiêu, tự phụ, ngã mạn, khinh người là do mình nghĩ mình hơn người. Và ngừng ở đó để xét xem là mình nghĩ như vậy có đúng hay không?
Rồi tìm cách để phá ý nghĩ đó. Vùi đầu vào Phật Pháp xem Pháp nói gì về tính ngã mạn, tự phụ, và cuối cùng tìm những giáo lý của Phật Pháp để mà hóa giải. Khi làm được như vậy thì mình có chánh kiến và chánh tư duy.
(có thể vào website của thầy Trí Siêu tìm những bài giảng về Phật Pháp Căn Bản, Phật Pháp Và Đời Sống, và các Kinh Phật để tìm câu giải đáp. Hoặc dùng tạm thời những bài quán của Thầy nếu không có nhiều thời gian).
+ Tập cho mình luôn suy nghĩ tích cực (positive thinking). Mình phạm lỗi lầm, ngày nay thức tỉnh, thì hãy tha thứ cho mình. Ngày xưa phạm lỗi vì vô minh, bây giờ gặp được Phật Pháp, thì hãy sửa đổi, sám hối, tu tập để ngày mai tươi sáng hơn, không làm tội lỗi nữa và từ đó đi lên. Đó là cách giải quyết có trí tuệ và từ bi.
Phần 3 : Kinh “người biết sống một mình”
Đức Phật dạy cho các tỳ kheo cách sống an lạc :
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa đến
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tấn hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Kẻ nào thường an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình
(thầy Nhất Hạnh dịch)
- Những gì xảy ra trong quá khứ nó chỉ còn nằm trong ký ức của mình. Mình nhớ được là nhờ cái tưởng uẩn. Nếu mình chỉ nhớ đến những chuyện xưa thì mình không sống trong hiện tại. Cũng đừng tưởng đến những việc trong tương lai, vì nó chưa thực sự xảy đến cho mình. Những cái tưởng này chỉ gây ra phiền não.
- Nhớ quá khứ thì đưa tới nuối tiếc, hoặc tủi thân. Nghĩ đến tương lai chỉ mang đến lo âu và sợ hãi. Đó gọi là “điên đảo mộng tưởng”. Vậy hãy tiếp xúc với sự sống trong giờ phút hiện tại. Hiểu như vậy là quán chiếu có trí tuệ. Sống như vậy mới hóa giải được phiền não, nhìn thấy được sự thật và giác ngộ. Và như vậy Phật mới gọi là “người biết sống một mình”.
- Ngụ ý của bài này là đừng phóng tâm về những chuyện quá khứ. Nếu mình lỡ làm chuyện sai lầm thì sám hối, và tự nhủ từ nay tôi sẽ làm những gì tốt hơn. Kế nữa là tập sống an vui trong hiện tại. Đó là người thông minh.
- Nếu những người mà ngày xưa mình làm sai với họ, mà nay họ chết rồi, thay vì nuối tiếc, mình nên làm tốt hơn, đó là giúp đỡ người khác, “pay forward”. Thí dụ như không còn có dịp trả hiếu cho cha mẹ nữa, thì hãy hành động trả hiếu như vậy cho người khác, vì chúng sinh cũng là cha mẹ của mình trong một kiếp nào đó!
- Người có chánh kiến, chánh tư duy thì nhìn đâu cũng thấy hoa cười, nhìn đâu cũng thấy cuộc đời nở hoa: Ý Tình Thân positive ! Người có trí tuệ nhìn đâu cũng thấy đó là bài học, là cơ hội để tiến hóa.
KẾT LUẬN :
Sinh ra đời, người thông minh thì không buồn khổ. Người buồn khổ thì không phải là người thông minh, dù có bằng cấp cao. Chúng ta đi theo đạo Phật là để học sống tỉnh thức và hạnh phúc. Người nào buồn khổ thì theo đạo Phật để học cách giải tỏa những khổ đau của mình. Hết khổ đau thì mới tiến hóa được. Mình sinh ra ở đời này là để học những bài học tiến hóa, cùng với chúng sinh học những bài học đơn giản : được, mất, thương, ghét, vinh, nhục, sướng, khổ. Cuối cuộc đời, nếu học chưa xong thì phải trở lại học tiếp. Muốn không trở lại thì phải học bài học Xả, không chấp, không sướng không khổ, không vui không buồn, tức là tình phải vắng lặng, mà muốn tình vắng lặng thì ý phải thanh tịnh, không thương không ghét nữa.
Từ Hữu ghi chép
Trong buổi zoom này, Thầy trả lời những câu hỏi về pháp môn “Ý Tình Thân” để giải tỏa những phiền não trong tâm của mình.
Phần1:
Câu hỏi :
Khi Thầy nói đến những program antidote, có phải là mình tự nghĩ ra dựa trên những bài quán của Thầy giảng, hay là phải tìm kiếm nơi khác nữa ?
Thầy:
Ở đời, những phiền não (buồn, giận, thương, ghét, ganh tỵ) làm mình đau khổ. Mình phải tự hỏi xem là mình sinh ra trên đời có phải là để đau khổ không ? Mình sống là để tìm hạnh phúc chứ không ai đi tìm đau khổ bao giờ. Vậy tại sao ở đời, mình cứ than là bị khổ như vậy ? Đạo Phật dạy chúng ta thế nào là khổ và cách nào để thoát khổ.
- Theo giáo lý Ý Tình Thân, cái khổ của chúng ta không phải từ bên ngoài mà NẰM NGAY TRONG TÂM CỦA MÌNH. Người ta mắng chửi mình là chuyện của người ta, mình khổ là chuyện của mình. Đức Phật cũng bị khổ, dòng họ Thích Ca của ngài cũng bị thái tử Tỳ Lưu Ly mang quân giết sạch lúc ngài còn tại tiền, ngài đã đứng ra cản 2 lần, lần thứ 3 ngài không cản nữa, ngài cũng không lăn ra than khóc. Khi nghiệp quả của những người này trổ ra thì ngay cả Đức Phật cũng không thay đổi được. Vậy mà có những người vẫn tiếp tục khổ vì cứ ôm lấy những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Trên tiến trình tiến hóa tâm linh, càng tiến hóa cao thì sự rung động của dòng tâm thức (vibration) càng lớn. Những cảm xúc tiêu cực sẽ rất hại cho sự rung động này, đặc biệt là mặc cảm tội lỗi, sợ hãi, và sân. Mặc cảm tội lỗi và sợ hãi khiến con người đi xuống và không tiến hóa được. Những người không nóng giận mà giữ im lặng, nhưng lại buồn phiền, cảm thấy mình là người tội lỗi, không xứng đáng,… , người đó tự giết và tự hại mình mà không ai cứu được.
- Những chương trình antidote thì thường là tự mình nghĩ ra, không cần phải có bằng cấp cao mới tìm ra được. Thí dụ như chương trình đối lập lại với chương trình sân là chương trình từ bi, hỷ xả và tha thứ. Và antidote với chương trình keo kiệt là chương trình rộng rải, bố thí. Đối lại chưong trình ganh tị là chương trình tùy hỉ.
- Khi có mặc cảm tội lỗi thì ta hãy nghiệm lại xem: tại sao mình cảm thấy tội lỗi? Ta sẽ đi đến kết luận rằng: chương trình antidote là program tha thứ, mình hãy tha thứ cho chính mình, vì mình cũng chỉ là một chúng sinh vô minh mà thôi. Mình vô minh, chấp ngã, không hiểu biết, nên mới gây ra tội lỗi.
Hãy tha thứ cho người và tha thứ cho mình.
- Mang mặc cảm tội lỗi, không tha thứ được cho mình là sân, cố chấp, ngã mạn, và tất cả chỉ vì không hiểu được chân lý.
Phần 2 :
Câu hỏi :
Tánh xấu là tự phụ. Trong bụng nghĩ là mình hơn người, đến độ vô tâm gây thật nhiều phiền khổ cho người thân, và ngày nay ân hận. Vậy mình làm sao để giải tỏa ?
Thầy:
- GỐc của Ân hận đúng là cái sân. Program để hóa giải chính là quán tha thứ và quán xả. Người có mặc cảm tội lỗi nên hiểu rằng: chính mình đã phán xét mình tội lỗi. Vì vô minh mà mình phạm tội, ngày nay hiểu ra được thì nên mừng thay vì quay lại trách cứ mình. Mình đã biết là làm tội lỗi, thì bây giờ ăn năn sám hối và nguyện từ nay sẽ làm tốt hơn. Chứ còn quay ra hành hạ mình, như thế là ác độc, không có lòng từ bi. Thí dụ chuyện 2 ngài Vô Trước và Thế Thân, tổ của Duy Thức. Ngài Thế Thân trước đó đã chỉ trích nặng nề Đại Thừa. Về sau được người anh Vô Trước cảm hóa, từ đó ân hận, muốn tự phạt mình bằng cách cắt lưỡi. Người anh khuyên can, đề nghị Thế Thân hãy dùng cái lưỡi đó mà xiển dương Đại Thừa.
- Người tự phụ cho mình thông minh, hơn người, thì phải biết tìm cách sống an vui, hạnh phúc. Mình học giỏi, bằng cấp cao, mà khổ sở thì cũng “mắm sốt” (même chose) tầm thường như người khác. Hãy tha thứ cho mình, tha thứ cho đứa nhỏ trong tâm của mình. Mặc dù mình đã 60, 70 tuổi, tóc bạc trên đầu, mà vẫn còn buồn bực, chứng tỏ tâm thức của mình vẫn ở trình độ đứa bé 5, 6 tuổi. Đó là những người “già đầu mà vẫn như con nít”, hễ không vừa ý thì khóc, buồn, tủi thân, dễ hờn, dễ giận. Quý vị đã gặp người ấy bao giờ chưa ? Họ thuộc loại đáng thương, đáng an ủi, đáng tội nghiệp.
- Phương pháp Ý Tình Thân là để tập cho đứa trẻ đó lớn lên. Phương pháp này không phải là phân tâm học trị liệu (psychoanalysis), nghĩa là không phải ngồi đó, moi ra những tật xấu của mình, rồi khóc, rồi đi tìm nguyên nhân sâu xa trong gia tộc.
Trước hết mình tập nhận diện ra những cái xấu nơi mình.
Khi đã nhận ra tính xấu thì bước kế tiếp là xem mình đã nghĩ gì trong đầu để nó sinh ra như vậy. Thí dụ người nhận ra tính xấu của mình là tự phụ, như vậy là đủ rồi. Nguyên nhân đưa đến tự kiêu, tự phụ, ngã mạn, khinh người là do mình nghĩ mình hơn người. Và ngừng ở đó để xét xem là mình nghĩ như vậy có đúng hay không?
Rồi tìm cách để phá ý nghĩ đó. Vùi đầu vào Phật Pháp xem Pháp nói gì về tính ngã mạn, tự phụ, và cuối cùng tìm những giáo lý của Phật Pháp để mà hóa giải. Khi làm được như vậy thì mình có chánh kiến và chánh tư duy.
(có thể vào website của thầy Trí Siêu tìm những bài giảng về Phật Pháp Căn Bản, Phật Pháp Và Đời Sống, và các Kinh Phật để tìm câu giải đáp. Hoặc dùng tạm thời những bài quán của Thầy nếu không có nhiều thời gian).
+ Tập cho mình luôn suy nghĩ tích cực (positive thinking). Mình phạm lỗi lầm, ngày nay thức tỉnh, thì hãy tha thứ cho mình. Ngày xưa phạm lỗi vì vô minh, bây giờ gặp được Phật Pháp, thì hãy sửa đổi, sám hối, tu tập để ngày mai tươi sáng hơn, không làm tội lỗi nữa và từ đó đi lên. Đó là cách giải quyết có trí tuệ và từ bi.
Phần 3 : Kinh “người biết sống một mình”
Đức Phật dạy cho các tỳ kheo cách sống an lạc :
Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa đến
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chãi và thảnh thơi
Phải tinh tấn hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Kẻ nào thường an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình
(thầy Nhất Hạnh dịch)
- Những gì xảy ra trong quá khứ nó chỉ còn nằm trong ký ức của mình. Mình nhớ được là nhờ cái tưởng uẩn. Nếu mình chỉ nhớ đến những chuyện xưa thì mình không sống trong hiện tại. Cũng đừng tưởng đến những việc trong tương lai, vì nó chưa thực sự xảy đến cho mình. Những cái tưởng này chỉ gây ra phiền não.
- Nhớ quá khứ thì đưa tới nuối tiếc, hoặc tủi thân. Nghĩ đến tương lai chỉ mang đến lo âu và sợ hãi. Đó gọi là “điên đảo mộng tưởng”. Vậy hãy tiếp xúc với sự sống trong giờ phút hiện tại. Hiểu như vậy là quán chiếu có trí tuệ. Sống như vậy mới hóa giải được phiền não, nhìn thấy được sự thật và giác ngộ. Và như vậy Phật mới gọi là “người biết sống một mình”.
- Ngụ ý của bài này là đừng phóng tâm về những chuyện quá khứ. Nếu mình lỡ làm chuyện sai lầm thì sám hối, và tự nhủ từ nay tôi sẽ làm những gì tốt hơn. Kế nữa là tập sống an vui trong hiện tại. Đó là người thông minh.
- Nếu những người mà ngày xưa mình làm sai với họ, mà nay họ chết rồi, thay vì nuối tiếc, mình nên làm tốt hơn, đó là giúp đỡ người khác, “pay forward”. Thí dụ như không còn có dịp trả hiếu cho cha mẹ nữa, thì hãy hành động trả hiếu như vậy cho người khác, vì chúng sinh cũng là cha mẹ của mình trong một kiếp nào đó!
- Người có chánh kiến, chánh tư duy thì nhìn đâu cũng thấy hoa cười, nhìn đâu cũng thấy cuộc đời nở hoa: Ý Tình Thân positive ! Người có trí tuệ nhìn đâu cũng thấy đó là bài học, là cơ hội để tiến hóa.
KẾT LUẬN :
Sinh ra đời, người thông minh thì không buồn khổ. Người buồn khổ thì không phải là người thông minh, dù có bằng cấp cao. Chúng ta đi theo đạo Phật là để học sống tỉnh thức và hạnh phúc. Người nào buồn khổ thì theo đạo Phật để học cách giải tỏa những khổ đau của mình. Hết khổ đau thì mới tiến hóa được. Mình sinh ra ở đời này là để học những bài học tiến hóa, cùng với chúng sinh học những bài học đơn giản : được, mất, thương, ghét, vinh, nhục, sướng, khổ. Cuối cuộc đời, nếu học chưa xong thì phải trở lại học tiếp. Muốn không trở lại thì phải học bài học Xả, không chấp, không sướng không khổ, không vui không buồn, tức là tình phải vắng lặng, mà muốn tình vắng lặng thì ý phải thanh tịnh, không thương không ghét nữa.
Diệu Lạc and Thanhbach* like this post
Re: ĐỪNG ÔM GIỮ QUÁ KHỨ
Thầy cám ơn anh Từ Hữu đã ghi chép lại.
TTS
TTS
TTS- Posts : 34
Join date : 2012-01-03
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum