Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Buổi thiền Rà / Tâm Xả ngày 29/6/2019 tại PHVLS Vitry-sur-Seine

2 posters

Go down

Buổi thiền Rà / Tâm Xả ngày 29/6/2019 tại PHVLS Vitry-sur-Seine Empty Buổi thiền Rà / Tâm Xả ngày 29/6/2019 tại PHVLS Vitry-sur-Seine

Post  Diệu Như Tue Jul 09, 2019 11:05 pm

Hôm nay không khí vùng Paris trở nóng vượt bình thường. Bạn đạo tất cả 11 người, có 3 vị vừa đến với nhóm thiền Ý Tình Thân.

Sau thiền tọa và thiền hành là pháp đàm. Phần đầu được nghe bài giảng của Thầy ở thiền viện Chân Nguyên, có trên site web :
trisieu.free.fr / Băng Giảng / 07 - Thiền Học / Khóa Thiền 2 Chân Nguyên / số 4
Phần sau là chia sẻ vấn đáp giữa bạn đạo.

A- TÓM TẮT BÀI GIẢNG

Mục đích của « thiền Rà » là thực hiện ba điều :
1- Ý thanh tịnh,
2- Tình vắng lặng,
3- Thân buông xả.
Nói « Ý Tình Thân » cho thuận chìều, nhưng khi thực tập thì đi ngược lại : Thân Tình Ý.
Tu Thân trước, rồi từ từ chuyển sang cái Tình, rồi mới đến cái Ý.

Thân buông xả là tập : relax, release and detach cảm thọ.
Tình vắng lặng là detach cảm thọ, cảm thọ đau nhức, bằng cách no react : tập cho mình không ưa ghét, vì ưa ghét là tâm bắt đầu động, đưa đến sự tạo nghiệp.
Detach hai cái:
1/ ban đầu là detach cái đau của thân, ráng đừng nhúc nhích liền. Đau là cơ hội để nhìn thấy mình dính mắc cái thân cở nào !
2/ sau là nhả cái tâm bám chặt vào thân này.

Thân bắt mình phải nhúc nhích liên tục, mỗi khi khó chịu là nhúc nhích liền nên không thấy khổ. Đến khi thân hết nhúc nhích được thì mới thấy khổ.
Trong bài Quán Ảo, có « Thân người ảo tưởng, không phải là ta ». Thân không phải là mình, nhưng xưa nay thấy rõ ràng nó vẫn là mình. Vì chấp vào thân nên cái gì xảy ra trên thân, tâm liền đau khổ. Cho nên ta bị hai cái khổ, khổ thân và khổ tâm, đó gọi là Khổ Khổ.

Relax là : thân buông, buông xả
Release là : tâm nhả ra những gì còn dính mắc
Detach là : không khởi lên ưa ghét, không chấp ngã.

Muốn tình vắng lặng (vắng lặng là peace and calm) thì detach khỏi cái ưa ghét. Khi khởi lên ưa, là tâm tham đang khởi lên ; khi tâm khởi lên ghét, khó chịu, là tâm sân đang khởi lên.
Sâu xa của ưa ghét là tâm chấp ngã, cái gì vừa ý cái ngã thì nó thích, trái ý với cái ngã thì nó ghét.
Nhờ detach không ưa ghét, chỉ tập nhìn thôi thì cái chấp ngã mòn dần, tâm trở nên thanh tịnh, trong trạng thái pure awareness, chỉ có sự « biết » thôi, không có cái ta trong đó. Pure awareness là ý thanh tịnh, hay tâm thanh tịnh.

Ngồi thiền là thực tập trở về cái pure awareness và develop cái pure awareness. Nếu chỉ nghe, học, thích cái pure awareness thôi thì có nếm, có kinh nghiệm được không ? Kinh nghiệm được hay không là lúc đang ngồi đây, đang thực tập và đang kinh nghiệm nó. Phải thấy sự lợi ích đó thì mới thích ngồi thiền, nếu không thì ngồi thiền trở thành cực hình !
Ngồi yên như vậy để thấy tâm chấp ngã bao nhiêu, thấy tham, sân, si, vô minh, để tập master and silence the mind, làm chủ tâm mình. Không react là dạy tâm detach ; không ưa ghét là tập cho tâm im lặng. Nếu tâm nói, xúi mà mình không làm gì thì nó chịu thua. Khi tâm im là khá.
Muốn được như vậy phải tập chánh niệm tỉnh giác, bằng những câu, keywords : « relax, breathe, observe ». Khi bị đau thì « no react », mà no react không được thì « disconnect ».
Cái đang nhìn cái đau thì cái đó nó không có đau. Quên cái đang nhìn và chỉ biết cái đau mà không biết cái đang nhìn cái đau. Nếu trở về "cái đang nhìn" thì hết đau.

Thiền Ý Tình Thân, thiền Rà là observe, quán sát những cái gì xảy ra trên thân như đau, ngứa, nhột, nhức, mỏi, tức là cảm thọ, để : tu xả, dẫn đến ly sân.
« Thiền rà - Quán thọ - Tu xả - Ly sân »
Technique là : rà, mục đích là phát triển tâm xả. Cho nên gọi là Thiền Rà hay Thiền Tâm Xả.
Thiền Tâm Xả là tập đối phó với cảm thọ, giúp trừ tánh nóng giận, ham muốn, sợ, mắc cở, ganh tỵ, nhút nhát, bằng cách thay đổi phản ứng của cảm thọ đối với sự vật bên ngoài.

Tham là gì ? khi lạc thọ khởi lên, tâm ưa thích, muốn cái đó trở lại, là tham.
Sân là gì ? khi khổ thọ khởi lên, tâm bực mình, muốn diệt trừ nó đi, là sân.
Si là gì ? khi tâm không biết mình đang làm gì (tức là không có awareness), khi gục lên gục xuống, khi không biết lúc nào hơi thở đi vô và đi ra, là si ; Khi tâm không biết cái gì xảy ra ngay nơi thân này, khi không có chánh niệm tỉnh giác, là si.
Nhờ lấy tâm rà tới rà lui, hít vào thở ra, biết, thì có tỉnh giác.
Thiền Tâm Xả cũng chính là tập cho tâm chánh niệm tỉnh giác.
Tâm càng chánh niệm tỉnh giác thì Ý càng thanh tịnh ;
Ý càng thanh tịnh thì Tình càng vắng lặng,
Tình càng vắng lặng thì càng bớt ưa ghét,
Bớt ưa ghét thì bớt phiền não.
Vậy mục đích là bớt phiền não, còn phương pháp là : ngồi xuống, rà, xả và no react.

Kinh Phước Đức
« Chung đụng trong nhân gian
Tâm không hề lay chuyển
Phiền não hết an nhiên »
Đó chính là Tâm Xả.

Kinh Từ Bi
« Đừng để lạc vào nơi mê tối » (như vô casino)
« Đủ giới đức trí tuệ cao vời » (giữ sáu căn không phóng dật)
« Và dứt bỏ lòng tham dục lạc » (bỏ ham muốn lạc thọ)
« Được như thế thoát khỏi luân hồi. »

Về Giới, đoạn đầu của kinh có câu : « Chế ngự giác quan và thận trọng ».
Giữ giới thì có đức, là người đạo đức, mà người đạo đức thì chư thiên ủng hộ.

LỜI KẾT : Tập, ngồi nhìn, và nhớ rằng khi đau là lúc có cơ hội để coi tâm mình có xả nổi hay không.


B- CHIA SẺ VẤN ĐÁP

    Một chia sẻ hay một câu hỏi có thể có nhiều lời đáp (* và **, ***, ).

1- Hôm nay được nghe giảng bài Ý Tình Thân thiền Rà, rất hay là nó áp dụng thẳng trong việc ngồi thiền và Thầy mở thêm khía cạnh của tham sân si.

2- Cũng nghe và đọc thấy là : thiền không hẳn là ngồi, mà đi, đứng, nằm cũng được ; thiền là chú trọng cái gì mình đang làm. Vậy có khác với thiền Rà không ?
* Khi tiếp xúc với người : thấy vui, buồn, ..., thấy biết cảm thọ của mình, đó cũng là thiền Rà, nên nghĩ rằng Thầy muốn mình áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

** Thiền Rà chỉ là méthode thôi. Ngồi thì dễ hơn để se concentrer trên người của mình, nhìn thấy những sensations, sentiments. Ngồi mới nhận ra ; còn đi, nhiều việc phải làm thì không tập trung được.
Ngồi thiền, rà, là cốt để nhận ra cảm thọ của mình : sensations, sentiments, émotions. Quan trọng là không phản ứng, không réagir. Tập vậy khi có ai nói gì thì mình cũng không réagir liền. Đi, đứng thì khó hơn, và ngồi thì có đau để tập nhìn các khổ, tập không dính mắt.

3- Hôm nay, nổi da gà, nghe tới « si » mới thấy mình quá si !
* Kinh Pháp Cú có nói :
« Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí
Thật xứng gọi chí ngu. »

4- Si có phải là vô minh không ?
* Si rất vi tế, là gốc của tham sân. Tới A la hán mới hết si. Khi cảm nhận mình đang tham, sân, dừng lại kịp là tiến bộ một chút.
** Dừng lại với cái quán, cái trí thông minh, hiểu tại sao dừng, không tham, không sân mới mạnh, mới phá được si. Không đè nén như đá đè cỏ.
*** Phá si bước đầu là phải nhìn thấy nó, biết.

5- Nhìn cái đau thấy khó áp dụng. Nhìn làm sao ?
* Ghi nhận, observe cái thay đổi của cái đau. Nhìn chứ không chạy trốn, rồi tập disconnect.
** Thiền Rà thì khi đau đừng nhìn lại nhiều quá, vì dừng lâu quá sẽ đau hơn, nên phải tiếp tục rà tới chổ khác.
*** Rà khác với Vipassana là chỗ : ghi nhận không réagir, tập tâm xả chứ không phải ngồi chịu đau, thành ra không nhìn cái đau lâu quá, và nếu đau quá thì có thể bouger, trong chánh niệm.

6-  Làm sao disconnect ?
* Đi ra chỗ khác, tiếp tục rà chứ không đứng lại, không dính vào chỗ đau. Phải tập, vì khó.

7- Có ai ngồi thiền không đau ? Và nếu không đau làm sao disconnect ?
* Không đau thì nhìn cái khác, nhột, ngứa. Thường thường ngồi 45 phút là đau sẽ khởi lên.

8- Như lúc đang giận mà trở về liền với respiration thì được détendu, cơn giận không lôi cuốn, là buông xả, nên respiration rất quan trọng.

* Đó là méthode basée trên hơi thở. Khi giận mà muốn cho hết thì lúc đó đã sân rồi, đã bị lôi cuốn rồi. Còn nếu người ta nói gì mà mình tỉnh bơ thì mới không bị lôi cuốn. Thầy dạy cách không bị lôi cuốn.

9- Cảm thọ là sao ?
* Là sensation, émotion.

10- Đi theo hơi thở thì những cái khác không tác động tới mình nữa, cũng như định trong hơi thở.
Còn Thiền Rà, tập không phản ứng một thời gian, sẽ quen. Học thêm kinh điển thì cái đau sẽ qua dễ. Như lúc đầu, bị tim đập, mồ hôi ra, không nhúc nhích chịu không nỗi, nhưng từ từ chịu đựng, làm đại, đau cho đau, rồi cũng qua. Từ từ tập chứ không ngừng trên lý thuyết.

11- Còn đau trong tâm ?
* Lo thân trước, tập xả trên thân trước.
** Khổ vì sự việc không xảy ra theo ý mình. Nếu xả được thì không đau khổ.
*** Trong thiền Tứ Niệm Xứ thì quán Thân Thọ Tâm Pháp. Thầy dạy quán Thân trước.

12- Nằm không nhúc nhích thì rất khó, và phải nhìn cái đau chớ không tìm tránh đau.


Last edited by Diệu Như on Sun Aug 15, 2021 4:19 am; edited 5 times in total (Reason for editing : Correct tỉnh giác instead of tĩnh giác)

Diệu Như

Posts : 5
Join date : 2018-12-02

Back to top Go down

Buổi thiền Rà / Tâm Xả ngày 29/6/2019 tại PHVLS Vitry-sur-Seine Empty Re: Buổi thiền Rà / Tâm Xả ngày 29/6/2019 tại PHVLS Vitry-sur-Seine

Post  TTS Thu Mar 26, 2020 11:35 am

Thầy đã xem và sửa.
Cám ơn cô Diệu Như

A Di Đà Phật
Thầy
TTS
TTS

Posts : 34
Join date : 2012-01-03

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum