Giác ngộ và Giải thoát
5 posters
Page 1 of 1
Giác ngộ và Giải thoát
Kính bạch Thầy,
Các anh chị em thân mến,
Nhân đọc câu hỏi " Người cư sĩ tại gia có giải thoát được hay không " , con có thắc mắc về hai từ Giác ngộ và Giải thoát .
Hai từ Giác ngộ giải thoát có khi đươc dùng đi chung với nhau ( ví dụ Tầng giác ngộ giải thoát A la hán ) , nhưng cũng có khi được dùng riêng .
Với từ giải thoát người ta thường nói "Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi " .
Vậy thì " Danh từ giác ngộ có nghiã là gì ? Giác ngộ có phải dùng để chỉ một sự chứng đắc nào đó hay không ? " .
Ngoài ra khi một người được giải thoát thì người đó có đồng thời được giác ngộ luôn hay không ?
Con xin Thầy từ bi giảng thêm cho con hiểu
con, tl
Các anh chị em thân mến,
Nhân đọc câu hỏi " Người cư sĩ tại gia có giải thoát được hay không " , con có thắc mắc về hai từ Giác ngộ và Giải thoát .
Hai từ Giác ngộ giải thoát có khi đươc dùng đi chung với nhau ( ví dụ Tầng giác ngộ giải thoát A la hán ) , nhưng cũng có khi được dùng riêng .
Với từ giải thoát người ta thường nói "Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi " .
Vậy thì " Danh từ giác ngộ có nghiã là gì ? Giác ngộ có phải dùng để chỉ một sự chứng đắc nào đó hay không ? " .
Ngoài ra khi một người được giải thoát thì người đó có đồng thời được giác ngộ luôn hay không ?
Con xin Thầy từ bi giảng thêm cho con hiểu
con, tl
thanhluong- Posts : 7
Join date : 2012-01-13
Re: Giác ngộ và Giải thoát
Kính Thưa Thầy,
Và thưa tất cả quý bạn đạo,
Thưa Thầy, hai chữ Giác Ngộ và Giải Thoát con đã nghe và đọc rất nhiều rồi. Nhưng bây giờ nhân chị Thanh Lương hỏi câu này, con thấy thật là khó trả lời. Xin Thầy cho phép con được trình bày một chút về những gì con hiểu về 2 chữ này, chứ con không dám nói là trả lời câu hỏi này cho chị Thanh Lương.
Chị Thanh Lương mến, DH thấy chưa có ai trả lời câu hỏi này cho chị, cho nên DH xin “đánh liều” được nói một chút
Theo sự hiểu biết của DH thì một vị đã Giác Ngộ có nghĩa là vị ấy đã chứng được, đạt được cái trí huệ giống như trí huệ của Chư Phật (Nhất Thiết Trí), có cái thấy, cái biết, cái nhìn về mọi sự vật trong thế gian, trong pháp giới, giống như Chư Phật nhìn vậy, cho nên vị đó chính là một vị Phật rồi. Vì thấy, biết tất cả cho nên mới gọi là Giác, là tỉnh thức rồi, chứ như mình là chúng sinh chưa thấy, chưa biết được như vậy, cho nên mới gọi là chưa tỉnh, là còn mê, mê vì không biết.
Và khi đã Giác Ngộ, đã thấy biết hết rồi thì các Ngài đã nhìn thấy rõ đâu là khổ, đâu là nguyên nhân dẫn đến đau khổ (như trong Thập Nhị Nhân Duyên và Tứ Diệu Đế), cho nên đương nhiên là các Ngài không đi vào “con đường đau khổ” nữa, nên các Ngài đã Giải Thoát, thoát cái khổ của sinh tử luân hồi, thoát tất cả mọi sự khổ. Vì Giác Ngộ rồi cho nên đã Giải Thoát. Giống như trong Bát Nhã Tâm Kinh, Quán Tự Tại Bồ Tát “Giác Ngộ” ra ngũ uẩn đều không cho nên độ “Thoát” tất cả mọi sự khổ.
DH nghĩ, khi mình nói vì Giác Ngộ cho nên Giải Thoát, nghe có vẻ như là Giải Thoát đi sau Giác Ngộ, nhưng hình như 2 điều này xảy ra cùng một lúc. Giống như trong bóng tối, khi có ánh sáng (ánh mặt trời hay ánh đèn) xuất hiện thì cùng một lúc, ánh sáng đến thì bóng tối tan đi.
DH tự hình dung ra một thí dụ như vầy: Thí dụ như DH đang đứng ở một khoảng đất mà xung quanh toàn là hố bom, hố chông gai, đủ thứ “ổ gà” hết… Nếu mắt DH bị nhắm lại, bị bịt mắt (tức là bị mê, không tỉnh thức), thì DH sẽ không biết xung quanh mình đầy hầm hố nguy hiểm như vậy, DH sẽ chẳng biết phương hướng gì, sẽ bước đi và thế nào cũng bị rớt vào hố nguy hiểm. Nhưng nếu mắt của DH được mở ra (là tỉnh thức), thì DH sẽ nhìn thấy rõ đâu là các hố nguy hiểm, đương nhiên là DH sẽ không bị rớt vào đó nữa, DH đã được thoát rồi. Cho nên khi mở mắt ra nhìn thấy thì tức thì, cùng một lúc, đã thoát khỏi nguy hiểm, thoát khổ rồi.
Thưa Thầy, con tính nói một chút thôi, không ngờ khi đánh máy xuống đã thành dài dòng như vầy. Con chắc chắn là những gì con trình bày ở trên còn nhiều sai sót lắm. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con và sửa lại những sai sót cho con.
A Di Đà Phật.
DH.
Và thưa tất cả quý bạn đạo,
Thưa Thầy, hai chữ Giác Ngộ và Giải Thoát con đã nghe và đọc rất nhiều rồi. Nhưng bây giờ nhân chị Thanh Lương hỏi câu này, con thấy thật là khó trả lời. Xin Thầy cho phép con được trình bày một chút về những gì con hiểu về 2 chữ này, chứ con không dám nói là trả lời câu hỏi này cho chị Thanh Lương.
Chị Thanh Lương mến, DH thấy chưa có ai trả lời câu hỏi này cho chị, cho nên DH xin “đánh liều” được nói một chút
Theo sự hiểu biết của DH thì một vị đã Giác Ngộ có nghĩa là vị ấy đã chứng được, đạt được cái trí huệ giống như trí huệ của Chư Phật (Nhất Thiết Trí), có cái thấy, cái biết, cái nhìn về mọi sự vật trong thế gian, trong pháp giới, giống như Chư Phật nhìn vậy, cho nên vị đó chính là một vị Phật rồi. Vì thấy, biết tất cả cho nên mới gọi là Giác, là tỉnh thức rồi, chứ như mình là chúng sinh chưa thấy, chưa biết được như vậy, cho nên mới gọi là chưa tỉnh, là còn mê, mê vì không biết.
Và khi đã Giác Ngộ, đã thấy biết hết rồi thì các Ngài đã nhìn thấy rõ đâu là khổ, đâu là nguyên nhân dẫn đến đau khổ (như trong Thập Nhị Nhân Duyên và Tứ Diệu Đế), cho nên đương nhiên là các Ngài không đi vào “con đường đau khổ” nữa, nên các Ngài đã Giải Thoát, thoát cái khổ của sinh tử luân hồi, thoát tất cả mọi sự khổ. Vì Giác Ngộ rồi cho nên đã Giải Thoát. Giống như trong Bát Nhã Tâm Kinh, Quán Tự Tại Bồ Tát “Giác Ngộ” ra ngũ uẩn đều không cho nên độ “Thoát” tất cả mọi sự khổ.
DH nghĩ, khi mình nói vì Giác Ngộ cho nên Giải Thoát, nghe có vẻ như là Giải Thoát đi sau Giác Ngộ, nhưng hình như 2 điều này xảy ra cùng một lúc. Giống như trong bóng tối, khi có ánh sáng (ánh mặt trời hay ánh đèn) xuất hiện thì cùng một lúc, ánh sáng đến thì bóng tối tan đi.
DH tự hình dung ra một thí dụ như vầy: Thí dụ như DH đang đứng ở một khoảng đất mà xung quanh toàn là hố bom, hố chông gai, đủ thứ “ổ gà” hết… Nếu mắt DH bị nhắm lại, bị bịt mắt (tức là bị mê, không tỉnh thức), thì DH sẽ không biết xung quanh mình đầy hầm hố nguy hiểm như vậy, DH sẽ chẳng biết phương hướng gì, sẽ bước đi và thế nào cũng bị rớt vào hố nguy hiểm. Nhưng nếu mắt của DH được mở ra (là tỉnh thức), thì DH sẽ nhìn thấy rõ đâu là các hố nguy hiểm, đương nhiên là DH sẽ không bị rớt vào đó nữa, DH đã được thoát rồi. Cho nên khi mở mắt ra nhìn thấy thì tức thì, cùng một lúc, đã thoát khỏi nguy hiểm, thoát khổ rồi.
Thưa Thầy, con tính nói một chút thôi, không ngờ khi đánh máy xuống đã thành dài dòng như vầy. Con chắc chắn là những gì con trình bày ở trên còn nhiều sai sót lắm. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho chúng con và sửa lại những sai sót cho con.
A Di Đà Phật.
DH.
Dieu Hai- Posts : 18
Join date : 2012-01-12
Giác Ngộ và giải thoát .
Con kính chào thầy,chào các anh và các chị!
Con xin phép cho con được nói cái hiểu trong con. Chữ Giác Ngộ rất là bao la,có giác Ngộ nhỏ ,và có đại giác Ngộ. Giác Ngộ là cái chưa từng Biết mà bây giờ biết ra. Ví dụ:
- Thấy được tâm Phật của mình. Trong thời Giang công phu tu tập thì có nhiều giác Ngộ nhỏ.
- tâm hoàn toàn Thanh tịnh,an lạc ,trong 4 oai nghi( đi,đứng,nằm,ngồi).
- tâm hoàn toàn không còn vô Minh.
Thưa thầy, con có nghe thầy thuyết pháp và thầy có nói như vậy. Tâm thanh tịnh thì nghiệp tiêu tan,mà nếu nghiệp tiêu tan thì giải thoát sinh tử,phải vậy không thầy.
Dạ thưa thầy,con cũng có một thắc mắc nó cũng hơi liên quan đến giác Ngộ,con sinh phép thầy cho con được hỏi. Nếu như người tu tại gia lúc đầu họ chưa biết Phật pháp vì ở trong giới dục cho nên mê tình dục nhưng sau khi hiểu Phật pháp thì họ hoàng toàn từ bỏ Tình Dục,như vậy họ là Ngộ nhỏ hay giác Ngộ nhỏ vậy thưa thầy? Và họ chuyển đổi cuộc sống vợ chồng thành hai người bạn Đông Tu, như vậy thì tu kiếp này không được thì tu nhiều kiếp ,họ cũng có ngày được giải thoát không thưa thầy?con sinh thầy chỉ dạy.
A Di Đà Phật.
Con Thanh Ân.
-
Con xin phép cho con được nói cái hiểu trong con. Chữ Giác Ngộ rất là bao la,có giác Ngộ nhỏ ,và có đại giác Ngộ. Giác Ngộ là cái chưa từng Biết mà bây giờ biết ra. Ví dụ:
- Thấy được tâm Phật của mình. Trong thời Giang công phu tu tập thì có nhiều giác Ngộ nhỏ.
- tâm hoàn toàn Thanh tịnh,an lạc ,trong 4 oai nghi( đi,đứng,nằm,ngồi).
- tâm hoàn toàn không còn vô Minh.
Thưa thầy, con có nghe thầy thuyết pháp và thầy có nói như vậy. Tâm thanh tịnh thì nghiệp tiêu tan,mà nếu nghiệp tiêu tan thì giải thoát sinh tử,phải vậy không thầy.
Dạ thưa thầy,con cũng có một thắc mắc nó cũng hơi liên quan đến giác Ngộ,con sinh phép thầy cho con được hỏi. Nếu như người tu tại gia lúc đầu họ chưa biết Phật pháp vì ở trong giới dục cho nên mê tình dục nhưng sau khi hiểu Phật pháp thì họ hoàng toàn từ bỏ Tình Dục,như vậy họ là Ngộ nhỏ hay giác Ngộ nhỏ vậy thưa thầy? Và họ chuyển đổi cuộc sống vợ chồng thành hai người bạn Đông Tu, như vậy thì tu kiếp này không được thì tu nhiều kiếp ,họ cũng có ngày được giải thoát không thưa thầy?con sinh thầy chỉ dạy.
A Di Đà Phật.
Con Thanh Ân.
-
Last edited by thanhan on Tue Feb 07, 2012 6:57 pm; edited 1 time in total
thanhan- Posts : 22
Join date : 2012-01-13
Re: Giác ngộ và Giải thoát
Tl xin cám ơn các bạn đã sốt sắng trả lời thắc mắc của TL . Đặc biệt em Diệu Hải đã viết bài rất dài để chia xẻ giúp TL hiểu thêm .
Đức Phật được gọi là Bậc Toàn Giác, tức là đã giác ngộ toàn phần , vậy thì chắc là phải có nhiều tầng giác ngộ thấp hơn trước khi được giác ngộ toàn phần chứ ???
Thanh Lương đang ở xa, thỉnh thoảng vào Internet được một chút , hẹn gặp lại trong tuần tới .
tl
Đức Phật được gọi là Bậc Toàn Giác, tức là đã giác ngộ toàn phần , vậy thì chắc là phải có nhiều tầng giác ngộ thấp hơn trước khi được giác ngộ toàn phần chứ ???
Thanh Lương đang ở xa, thỉnh thoảng vào Internet được một chút , hẹn gặp lại trong tuần tới .
tl
thanhluong- Posts : 7
Join date : 2012-01-13
Re: Giác ngộ và Giải thoát
"Đức Phật được gọi là Bậc Toàn Giác, tức là đã giác ngộ toàn phần , vậy thì chắc là phải có nhiều tầng giác ngộ thấp hơn trước khi được giác ngộ toàn phần chứ ???"
Cô Thanh Lương ơi,
Các Bậc Toàn Giác hay Độc Giác đều là những bậc giác ngộ toàn phần. Theo con hiểu thì "Bậc Toàn Giác" còn được gọi là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, dịch nghĩa từ samyak-saṃbuddha, là Bậc có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
con Từ Lương
Cô Thanh Lương ơi,
Các Bậc Toàn Giác hay Độc Giác đều là những bậc giác ngộ toàn phần. Theo con hiểu thì "Bậc Toàn Giác" còn được gọi là Bậc Chánh Đẳng Chánh Giác, dịch nghĩa từ samyak-saṃbuddha, là Bậc có thể giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ.
con Từ Lương
Từ Lương- Posts : 9
Join date : 2012-02-07
giác ngộ và chấp
TQ xin chúc mừng chị T Lương " giải thoát " được cái khổ ...sợ ma , khỏi đi tỵ nạn sợ ma khi phải ở nhà một mình :-)
1)Về giác ngộ thì DH đã trả lới chi TL rồi ; TQ nghĩ là thời mạt pháp bây giờ cư sĩ khó giải thoát ,trừ những bậc đã tu từ vô lượng kiếp trước đến kiếp này là kiếp cuối cùng tu có thể không cần xuất gia cũng sẽ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi ...
Các vị Độc giác ( còn gọi là Duyên giác , hay Bích chi Phật) tự mình giác ngộ do quán 12 nhân duyên Nhưng không hiểu những vị ấy có đạt được cái Nhất thiết trí và có được 10 lực như Phật, bâc vô thượng chánh đẳng chánh giác không?
Độc giác phải chăng là quả vị giữa A la hán và Phật , và quả vị đó theo trình độ giác ngộ theo sự tự giác , hay vừa tự giác vừa giác tha ...
2) Tất cả chúng ta đều biết mình còn chấp ngã vì nếu hết chấp ngã , hoàn toàn vô ngã ,thì đã chứng A la hán
Biết mình còn chấp pháp vì nếu hết chấp pháp , thể nhập vào Không tánh thì đã thành Phật
Mỗi người tùy căn cơ có thể hợp với pháp niệm thọ hay niệm thân như Từ Lương trình bày , nhìn thấy những biến chuyển trên thân, biết mình đang chấp nhiều hay ít ( chữ chấp ở đây dùng để chỉ sự dính mắc vào ý của mình mà thôi , và khi việc không theo ý mình thì phản ứng ra sao ) , có người nhạy với niệm tâm , theo dõi và nhìn thấy tâm mình lúc đó ra sao ...NHìn thấy rõ ràng là tiểu Ngộ rồi :-)
Nhưng dù sao đi nữa có thể dùng Thân để kiểm xem mình chấp nhiều hay ít ,theo dõi kết quả của sự tu tập dễ dàng hơn : chuyển Ý hay chuyển Tình để thấy Thân thay đổi tốt hơn là Tu rồi ( hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm :-)
Con kính mong thày sang năm cho chúng con khóa tu về chuyển Thân hoặc giảng Duy Thức theo Ý Tình Thân .....
1)Về giác ngộ thì DH đã trả lới chi TL rồi ; TQ nghĩ là thời mạt pháp bây giờ cư sĩ khó giải thoát ,trừ những bậc đã tu từ vô lượng kiếp trước đến kiếp này là kiếp cuối cùng tu có thể không cần xuất gia cũng sẽ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi ...
Các vị Độc giác ( còn gọi là Duyên giác , hay Bích chi Phật) tự mình giác ngộ do quán 12 nhân duyên Nhưng không hiểu những vị ấy có đạt được cái Nhất thiết trí và có được 10 lực như Phật, bâc vô thượng chánh đẳng chánh giác không?
Độc giác phải chăng là quả vị giữa A la hán và Phật , và quả vị đó theo trình độ giác ngộ theo sự tự giác , hay vừa tự giác vừa giác tha ...
2) Tất cả chúng ta đều biết mình còn chấp ngã vì nếu hết chấp ngã , hoàn toàn vô ngã ,thì đã chứng A la hán
Biết mình còn chấp pháp vì nếu hết chấp pháp , thể nhập vào Không tánh thì đã thành Phật
Mỗi người tùy căn cơ có thể hợp với pháp niệm thọ hay niệm thân như Từ Lương trình bày , nhìn thấy những biến chuyển trên thân, biết mình đang chấp nhiều hay ít ( chữ chấp ở đây dùng để chỉ sự dính mắc vào ý của mình mà thôi , và khi việc không theo ý mình thì phản ứng ra sao ) , có người nhạy với niệm tâm , theo dõi và nhìn thấy tâm mình lúc đó ra sao ...NHìn thấy rõ ràng là tiểu Ngộ rồi :-)
Nhưng dù sao đi nữa có thể dùng Thân để kiểm xem mình chấp nhiều hay ít ,theo dõi kết quả của sự tu tập dễ dàng hơn : chuyển Ý hay chuyển Tình để thấy Thân thay đổi tốt hơn là Tu rồi ( hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm :-)
Con kính mong thày sang năm cho chúng con khóa tu về chuyển Thân hoặc giảng Duy Thức theo Ý Tình Thân .....
thanhquang- Posts : 3
Join date : 2012-01-13
Re: Giác ngộ và Giải thoát
Chị Thanh Lương mến,
DH nghĩ là những tầng giác ngộ thấp hơn mà chị nói đó có lẽ là các quả vị. Nếu là như vậy thì mình phải nói đến các quả vị của Thanh Văn bên Nam Tông, và các quả vị, các bậc Bồ Tát bên Đại Thừa nữa. Nếu mà mình lần lượt nói đến từng quả vị như vậy (là chứng ngộ được cái gì và thoát được cái gì rồi) thì chắc là dài dòng lắm… Nhưng mà theo DH biết thì ngay cả các bậc Bồ Tát ở Địa thứ 8, thứ 9 (của Thập Địa Bồ Tát), như Đẳng Giác Bồ Tát nếu so với Phật thì cũng vẫn còn một chút phần vô minh… Mình thấy các Ngài là những vị Bồ Tát quá lớn, nhưng đối với Phật thì các vị đại Bồ Tát này vẫn còn là chúng sinh.
DH thấy nếu nói đến các quả vị như vậy thì dài lắm, mà DH cũng không có nhớ hết nữa, chắc phải đọc lại kinh sách và nghe lại cả bộ Bồ Tát Đạo Hoa Nghiêm của Thầy giảng Cho nên DH không dám nói thêm gì nhiều DH nghĩ, hay là bây giờ mình cứ lo cho “Tiểu Ngộ” như chị Thanh Quang nói, là làm sao cho “hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm” DH xin thêm vô là: làm sao cho hết “xị mặt một đống” không thèm nói năng gì
A Di Đà Phật.
DH.
DH nghĩ là những tầng giác ngộ thấp hơn mà chị nói đó có lẽ là các quả vị. Nếu là như vậy thì mình phải nói đến các quả vị của Thanh Văn bên Nam Tông, và các quả vị, các bậc Bồ Tát bên Đại Thừa nữa. Nếu mà mình lần lượt nói đến từng quả vị như vậy (là chứng ngộ được cái gì và thoát được cái gì rồi) thì chắc là dài dòng lắm… Nhưng mà theo DH biết thì ngay cả các bậc Bồ Tát ở Địa thứ 8, thứ 9 (của Thập Địa Bồ Tát), như Đẳng Giác Bồ Tát nếu so với Phật thì cũng vẫn còn một chút phần vô minh… Mình thấy các Ngài là những vị Bồ Tát quá lớn, nhưng đối với Phật thì các vị đại Bồ Tát này vẫn còn là chúng sinh.
DH thấy nếu nói đến các quả vị như vậy thì dài lắm, mà DH cũng không có nhớ hết nữa, chắc phải đọc lại kinh sách và nghe lại cả bộ Bồ Tát Đạo Hoa Nghiêm của Thầy giảng Cho nên DH không dám nói thêm gì nhiều DH nghĩ, hay là bây giờ mình cứ lo cho “Tiểu Ngộ” như chị Thanh Quang nói, là làm sao cho “hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm” DH xin thêm vô là: làm sao cho hết “xị mặt một đống” không thèm nói năng gì
A Di Đà Phật.
DH.
Dieu Hai- Posts : 18
Join date : 2012-01-12
Re: Giác ngộ và Giải thoát
Dạ, đồng ý với TQuang, trước nhất là TLương đã được "giải thoát " ra khỏi cái nỗi sợ ma đeo đẳng từ mấy chục năm nay. Ủa, mà sao TQuang lại đem trình hết trơn cái " nỗi niềm sợ ma " của tl ra trước công chúng vậy ?
Cám ơn các anh chị em đã đóng góp để tl cũng như mọi người hiểu thêm về đề tài này. Chúng ta còn sống trong đời thường, tl thấy lời khuyên của các cô em rất chí lý, tức là làm sao để cho " hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm” và làm sao cho hết “xị mặt một đống” cho mọi người xung quanh được vui vẻ, mát mẻ .
thân mến
tl
Cám ơn các anh chị em đã đóng góp để tl cũng như mọi người hiểu thêm về đề tài này. Chúng ta còn sống trong đời thường, tl thấy lời khuyên của các cô em rất chí lý, tức là làm sao để cho " hết nhăn trán nhíu mày la lối um xùm” và làm sao cho hết “xị mặt một đống” cho mọi người xung quanh được vui vẻ, mát mẻ .
thân mến
tl
thanhluong- Posts : 7
Join date : 2012-01-13
Similar topics
» PHẬT TỬ TU TẠI GIA CÓ GIẢI THOÁT ĐƯỢC HAY KHÔNG?
» Tại sao tu hoài chưa giải thoát
» Đố vui để học (YTT)
» Tại sao tu hoài chưa giải thoát
» Đố vui để học (YTT)
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum