Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Trình Pháp qua Skype với Thầy sau buổi thiền YTT Paris 27 04 2019

Go down

Trình Pháp qua Skype với Thầy sau buổi thiền YTT Paris 27 04 2019 Empty Trình Pháp qua Skype với Thầy sau buổi thiền YTT Paris 27 04 2019

Post  MS_YTT Tue May 21, 2019 1:01 pm

Khi thiền hành đi lùi có tập trung hơn thêm tỉnh giác không ?

Các thiền sư Miến điện không ai đi lùi. Vấn đề đi lùi không quan trọng.
Thầy dạy nhấc, bước, đạp , rồi khi khá hơn thì nhấc, bước, đụng, đạp. Đây là những bước đầu.
Cao hơn nữa là 7 bước , mình tập chú ý tới tất cả các hành động ở chân mình , đều nhìn thấy hết. Sau 7 bước thiền sinh không cần phải niệm (ghi nhớ) nữa. Vì lúc đó tất cả các vận động nhỏ (micro mouvement) trên thân , mình đều biết. Chánh niệm trên từng bước chân là đủ rồi không cần đi lùi.

Thiền bao nhiêu năm vẫn còn vọng tưởng có phải nghiệp không ?

Lúc thiền ai cũng có vọng tưởng. Có câu không sợ vọng tưởng chỉ sợ giác chậm. Thật ra cái vọng niệm của mình cũng như đám mây, còn tâm mình như bầu trời. Thì ta không thể nào nói bầu trời không có mây. Cho nên người ngộ  chân tâm thì nếu có vọng tưởng không sao hết. Vì  mây có tới rồi cũng tan.
Thiền sinh chỉ có hai vấn đề là ngủ gục (hôn trầm) và vọng tưởng. Mình vọng tưởng nhiều là do sự tập trung của mình yếu là một. Hai là trong ngày mình lo âu nhiều thì lúc ngồi thiền những thứ đó nó trào ra. Cái camera tâm của mình thâu trong ngày , nó chiếu lại. Vọng tưởng có hai : chiếu phim hoặc là mở radio cho mình nghe lại.
Chú ý vọng tưởng nó thuộc về hình tướng hay là âm thanh. Là những gì mình làm cho mình hoặc người khác , hay mình nói về mình hay với người khác nó khởi lên. Chỉ là những gì  chiếu lại hoặc nói lại cho mình coi.
Mỗi lần như vậy mình cứ chánh niệm tức là nghi nhận. Thường thường nó khởi lên 5 , 10 phút rồi mà mình chưa biết gì hết và mình vẫn say sưa coi hoặc nghe, tới khi qua 15 phút rồi mới nhận ra. Thì lần sau mình làm cho nó ngắn lại. Mình coi vọng tưởng 10 phút, rồi 5 phút. Chánh niệm mình mạnh thì vọng tưởng khởi lên là mình biết và thấy ngay và mình niệm ( ghi nhận ) ngay. Niệm tức là gọi đúng tên nó. Theo thầy Nhất Hạnh là « Appeler le par son vrai nom ». Lần sau khi vọng tưởng hình hoặc âm thanh tới thì tự nhủ " ồ đây là cuốn phim hay là đài phát thanh ", chỉ nhận ra nói thôi. Cứ tập như vầy đều thì chánh niệm sẽ mạnh lên.
Người tu thiền trong ngày đừng tập ghét gì vì lúc ngồi thiền nó sẻ hiện ra.
What’s you resist persist. Cái gì đau mà mình ghét nó thì nó sẻ tới nhiều hơn…
Tu thiền là tập tâm xả. Tức là makeno mặc kệ nó.
Vậy thiền mà có vọng tưởng hay đau nhiều thì sau nầy sẽ có chánh niệm nhiều chừng đấy

Mới thiền xong ngáp có sao không ?

Thiền xong ngáp là tốt. Vì khi đó thân mình nó relaxé (thân xả). Giống trước khi đi ngủ là phải ngáp. Giống như khi tối đọc sách và sau đó cơ thể relaxé và buốn  ngủ.
Khi Thiền nước miếng chảy ra có tốt không ?
Giống là thiền nước miếng chãy ra cũng tốt

Lúc ngồi thiền mở mắt đặt tâm trước mặt sau đó không thấy phía trước nữa chỉ thấy tâm theo phía trong như vậy có đúng không ?

Thầy trả lời đơn giản là đúng. Vì lúc mở mắt mà mà thấy bên ngoài là tâm đang phóng ra ngoài ,là mắt mình đang bám sát vào trần
Còn không thấy bên ngoài là tâm đang quay vào trong (tức là cái tập trung của tâm nó quay vào trong). Khé mở mi mắt  chỉ giữ ánh sáng để cho đừng  bị buồn ngủ , Tâm nó đang chạy bên trong. Giống như đang lái xe mà suy nghỉ chuyện khác thì mình sẽ không để ý tới cảnh bên ngoài.

Thế nào để sống tỉnh thức trong 24 giờ ?

Thiền sư Nhất Hạnh dạy (phải tỉnh thức )suốt đời ,  giờ mình vẫn chưa làm được và ngay cả người tu thiền vẫn chưa làm được. Ban ngày mình chỉ có tỉnh chứ không có thức.
Giống như  luc trình pháp với thiền sư , thì bước vô và ngồi suống xong rồi, khi (thiền sinh ) nói con muốn tu tập cái gì đó , thiền sư mới hỏi lúc ông mới bước vô phòng nầy ông bước chân phải hay chân trái trước. Lúc đó thiền sinh không biết. Bữa hôm đó chỉ  trình pháp có nhiêu đó thôi. Lần sau thiền sư hỏi lại ,  thiền sinh trả lời chân phải ; thiền sư hỏi tiếp lúc vô nhà vệ sinh vô chân phải trước hay trái trước. Cái đó là chánh niệm trong hành động. Chánh niệm trong các trường thiền chỉ có nhiêu đó.
Trong 24 giờ mình làm cái gì mình phải ghi hết từ những hành động đi đứng nói năng , thì dụ nấu  cơm  thì mình tập nghi nhận nấu cơm , việc đó là niệm.
Thiền tứ niệm xứ của thầy là muốn ăn thì mình nói là muốn ăn và dơ tay ra gắp thì cũng phải nói gắp và khi dừng ,đi ,đứng đều phải biết. Khi niệm như vậy thì mình sẻ tỉnh thức hơn.
Muốn tỉnh thức thì phải tập không có cách nào khác.
Tỉnh thức mỗi ngày sẻ rộng ra vì thiền sư sẽ hỏi thêm như lúc mình rửa chén mình đã rửa mấy cái chén và nếu trả  lời được thì hỏi tiếp và tới khi nào chánh niệm tốt thì thôi và có thể đạt được tu đà hoàn..

Nghe bài sửa  soạn ra đi con sợ?

Thì thiền xong con có thể hồi hướng cho  tâm an có được không?
Được. Thiền xong rồi hồi hướng  gì đều được , nếu  hồi hướng không trái luật nhân quả
Còn ai nghe SSRĐ mà sợ thì khuyên xuống khóa tu Tùng Lâm  tháng 8 thầy trả lời.

Thiền cảm thấy nhẹ nhàng không còn thấy gì hết đó là tầng định nào ?

Tầng định 0. Đó chỉ là an lạc thôi. Lúc thiền sẻ có hỷ.
Lúc thiền có Tầm Tứ Hỷ Lạc Trụ. Mình chánh niệm sẻ có tầm ,có tứ ,và sẻ có hỷ. Và một khi có đủ năm chi thiền Tầm Tứ Hỷ Lạc Trụ rồi mới vào  sơ thiền. Khi vào sơ thiền cảnh giới nó khác , mình có thể ngồi 2 , 3 tiếng mà  không thấy thời gian  qua nữa.
Còn các cảm giác an lạc chỉ là cảm giác ngắn ngủi đừng để ý tới nó .  ở đây không có tu thiền định vì phải sang Miến điện. Hiện tại bây giờ nhiều nguoi chạy qua Miến điện lắm vì tu theo Thầy Thanh Từ không thấy chứng đạo gì hết. Cũng có người qua Miến điện khi nhập định , cũng thấy ánh sáng nhưng vẫn không đi tới đâu hết  , rồi thầy đó chán quá bỏ đi về.

Con nguyện như vậy có đúng không thầy ?

Trước khi thiền con xin nguyện chư vị bồ tát hộ trì cho lời nguyện của con
Con nguyện đời đời kiếp kiếp quy y Phật Pháp Tăng
Con nguyện đời đời sinh ra có trí huệ biết đúng chánh pháp.
Giống  như lời nguyện của Thắng  Man Phu Nhân

Như vậy là quá đúng. Vì Thầy cũng làm như vậy trước khi tu tập.
Trước khi tu tập mình có thể nguyện gì cũng được nếu đúng. Đúng là sao là như lý tác ý. Còn không đúng là không có như lý tác ý. Gọi là phi như lý tác ý. Tức là không có đúng chánh kiến, không đúng phật pháp. Như nguyện cho mình trúng số. Mình có khởi niệm có tác ý nhưng mà phi tác ý vì nó không như lý của nó, là không có đúng như chân lý. Tác ý xong rồi phải hành. Ý dẫn đầu các pháp. Làm cái gì phải hành và niệm.

Con rà không được chỉ theo rõi  hơi thở có được không ?

Được vì thời Đức phật theo rỏi hơi thở là truyền thống nhất, đó là chú ý vào hơi thở ra hơi thở vào.
Thiền rà là Thầy học từ thiền sư ( cư sĩ)  Goenka  là người  ấn độ sống tại miến điện phát triển ra thiền rà. Vì Thầy thấy thiền rà nầy giúp đở rất nhiều trong việc quán thọ.
Sau nầy Thầy thấy nhiều người thiền theo hơi thở bị vọng tưởng quá nhiều ,Thầy mới dạy quán rà nầy bắt tâm thức nó đi theo cơ thể , và nó giúp cho rất nhiều cái xả thọ. Vì thiền rà mình thấy đau rồi mình đi tiếp. Nhất là để sửa  soạn ra đi vì cái ngày ra đi trước khi chết mình phải trải qua cái đau ; rất hiếm người ra đi mà không đau. Đa số khi bị bệnh chết là đau.
Tu thiền rà để nhìn cái đau một cánh thản nhiên  Khi tập chánh niệm , phải biết xả tức là không dính vào cái đau. Đó là không chấp ngã.

Ngồi thiền mà bớt buồn ngủ nhưng vẫn còn sân ?

Bớt buồn ngủ là tốt nhưng phải quán từ bi. Và bỏ ngã. Nếu không bỏ ngã thì vẫn sân như thường. Ngồi mà xả được với cái đau rồi thì đã xả với cái thân nhưng còn xả với cái sân là thuộc cái khác.
Ngồi thiền đau là sân rồi nhưng một thời gian mình giữ được thì thoát ra cái đau thì tâm xả mạnh lên. Tu thiền tâm thoát ra thân thì sẽ thoát ra được các ngoại cảnh thì lúc đó mình sẽ bớt sân hơn nhưng vẫn chưa hết sân đâu.
Muốn hết sân thì phải tu ý tình thân để  tìm hiểu vì sao tôi sân.
Phải tìm hiểu như ví dụ sau : sân cái gì ? sân với ai? sân khi nào ? sân ở đâu ? sân tại sao?
Trong sở ông chủ chửi túi bụi không sân , khi về nhà vợ la một tiếng là sân liền.
Chịu khó tìm ý tình thân 2 , Thầy giảng bên Đức.
Chính  mình bị trái ý là nguyên nhân gây ra cái sân.
Đức Phật dạy sân là lửa  nên dạy quán từ bi , vì từ bi và thương người ta thì không sân nhưng mình thương vợ thương con vẫn nỗi nóng  như thường khi vợ con  làm trái ý mình. Thì lúc đó không “marcher”,  là không đúng  Muốn hết sân thì phải quán tâm xả  : tôi không còn muốn sự vật theo ý tôi nữa. Tới khi programme này nó vô rồi thì may ra mới bớt sân  Khi mình thù người ta , muốn xả    và  quán tha thứ phải tìm nguồn gốc của sân , mới tìm đúng programme để cho hết sân.
Quán chiếu lúc ngồi xe lửa hay lúc rảnh. Chứ đừng ngồi thiền mà quán chiếu để hết sân.

Thiền hơi thở thì được lạc thọ nhưng quán thiền rà cứ khổ thọ hoài?

Hơi thở vi tế. Khi chú vào hơi thở thì mọi thứ khác mình không chú ý tới nên từ từ không cảm thấy nó nữa.
Khi Rà thì mình phải chú ý tới thân , thọ , vì rà tới đâu thì nhận diện ra cái đau nơi đó , nhưng sau một thời gian mình tách ra được đó là xả,  thì mình sẻ đạt được hỷ lạc hơn là thiền theo hơi thở.
Thiền rà lúc nào cũng tìm thấy đau nhưng khi mà mình tách ra được , xả ra được thì sẻ đạt được hỷ lạc cao hơn.
Thât ra tu thiền rà là để phát triển chánh niệm.

MS_YTT

Posts : 3
Join date : 2019-02-07

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum