buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
3 posters
Page 1 of 1
buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
Câu hỏi 2 :
HỎI : Tại sao quán tưởng Phật trong khi kinh Kim Cang dạy rằng: Ly nhất thiết tướng - Tức danh chư Phật ( Lìa tất cả các tướng, đó chính là chư Phật ). Vậy có trái ngược giữa cách quán tưởng này và kinh KC?
ĐÁP : Nếu đọc/nghe kinh mà không hiểu thấu đáo thì rất nguy hiểm.
Trong kinh Kim Cang, Phẩm 14 : Ly Tướng tịch diệt nói rằng: tất cả những gì có hình tướng đều là hư giả (Phàm sở hữu tướng – Giai thị hư vọng), hiểu thấu được điều này là thấy được Như Lai. Câu Ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật phải được hiểu là: ai đã ly được sự chấp tướng thì người đó đạt được giác ngộ, và gọi là Phật. Chấp tướng là Mê, Ly tướng là Giác.
Phẩm 26: Pháp Thân phi tướng, nói:
Nhược dĩ sắc kiến ngã – Dĩ âm thanh cầu ngã - Thị nhân hành tà đạo - Bất năng kiến Như Lai.
Như Lai ở đây không phải là Phật Thích Ca mà là Pháp thân Phật (Vô sở tùng lai - Diệc vô sở đắc - Cố danh Như Lai)
Như Lai là Bát Bất (8 cái không) : bất sinh bất diệt - bất nhất bất dị - bất thường bất đoạn - bất khứ bất lai . Như Lai là người chưa từng đến và không đi về đâu. Như Như bất động, chính là Pháp Thân thanh tịnh. Và chỉ hàng A La Hán, đức Phật mới khai thị về Pháp thân.
Báo thân Phật có hình tướng, nhưng chỉ có những Đại Bồ tát từ thập địa trở lên mới có thể thấy được hình tướng của báo thân Phật
Hoá thân Phật là để cho chúng sinh nương theo mà học đạo, là phương tiện để theo đó mà đạt được mục đích sau cùng là giác ngộ. Có 2 hướng đi :
tùy tướng nhập tánh : nương theo hình tướng (tượng Phật, nhang đèn, mạn đà la, xâu chuỗi…vv) để từ từ trở về bản lai diện mục (chân tâm)
tùy tánh nhập tướng : khi chư Bồ tát đã đắc đạo, đã trở về với Pháp thân, thì trở ra mang hình tướng để tiếp tục hoá độ chúng sinh.
Giáo lý của Phật có “tam chuyển Pháp luân” tức 3 giai đoạn :
1- Hữu tông: Phật giảng cho chúng sinh sơ cơ, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để cho họ dễ học theo, đi từ cái bình thường đến quả vị A La Hán (kinh điển Nam tông). Trong giai đoạn này, phiền não, sinh tử, Niết bàn, giác ngộ, chứng đắc …vv, cái gì cũng có cả.
2- Tánh không : tức tư tưởng Bát Nhã , kinh Kim Cang, kinh Bát Nhã. = tất cả các pháp đều không có hình tướng. Thực tướng phi tướng.
3- Giáo lý Duy tâm sở hiện : tất cả các pháp không phải có, cũng không phải không có, mà đều do tâm biến hiện ra. Đó là giáo lý của Kim Cang Thừa ( Mật tông) và của Hoa Nghiêm “Tam giới duy tâm - Vạn pháp duy thức)
Tâm như công họa sư
Hoạ chủng chủng ngũ ấm
Nhất thiết thế gian trung
Vô pháp nhi bất tạo
Hoa Nghiêm: vạn pháp, sinh tử thấy nhiều nhưng chỉ là giấc mơ của tâm thức. Phải trở về chân tâm, hiểu được sự biến hiện của nó thì sẽ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi
Kinh Lăng già, Viên giác, Lăng nghiêm : chúng sinh là huyễn, mình cũng là huyễn, cho nên độ hay không cũng chỉ là huyễn mà thôi
Giáo lý nhà Phật rất mênh mông, muốn hiểu cần đọc, học, suy gẫm nhiều. Phải ráp nối các kinh điển khác nhau lại để tìm cho mình đường đi. Nếu cứ căn cứ vào một kinh nào đó mà đọc các kinh khác thì có thể sẽ thấy có sự chống trái.
Quán Tâm Từ 2 trong đó quán hình tượng Phật, quán ánh sáng, nghe kinh, nghe giảng pháp …vv để gieo vào tâm thức mình những chủng tử tốt, mong sau này sẽ nẩy sinh duyên lành, thiện ý giúp mình trên con đường tu học.
Cho nên, chúng ta đều rất cần Hóa thân Phật, mỗi ngày nhìn tượng Phật và cung kính đảnh lễ để danh hiệu và hình ảnh của ngài đi vào tâm thức của mình.
Tóm lại quán tưởng hình Phật không có gì chống trái với kinh Kim Cang cả.
HỎI : Tại sao quán tưởng Phật trong khi kinh Kim Cang dạy rằng: Ly nhất thiết tướng - Tức danh chư Phật ( Lìa tất cả các tướng, đó chính là chư Phật ). Vậy có trái ngược giữa cách quán tưởng này và kinh KC?
ĐÁP : Nếu đọc/nghe kinh mà không hiểu thấu đáo thì rất nguy hiểm.
Trong kinh Kim Cang, Phẩm 14 : Ly Tướng tịch diệt nói rằng: tất cả những gì có hình tướng đều là hư giả (Phàm sở hữu tướng – Giai thị hư vọng), hiểu thấu được điều này là thấy được Như Lai. Câu Ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật phải được hiểu là: ai đã ly được sự chấp tướng thì người đó đạt được giác ngộ, và gọi là Phật. Chấp tướng là Mê, Ly tướng là Giác.
Phẩm 26: Pháp Thân phi tướng, nói:
Nhược dĩ sắc kiến ngã – Dĩ âm thanh cầu ngã - Thị nhân hành tà đạo - Bất năng kiến Như Lai.
Như Lai ở đây không phải là Phật Thích Ca mà là Pháp thân Phật (Vô sở tùng lai - Diệc vô sở đắc - Cố danh Như Lai)
Như Lai là Bát Bất (8 cái không) : bất sinh bất diệt - bất nhất bất dị - bất thường bất đoạn - bất khứ bất lai . Như Lai là người chưa từng đến và không đi về đâu. Như Như bất động, chính là Pháp Thân thanh tịnh. Và chỉ hàng A La Hán, đức Phật mới khai thị về Pháp thân.
Báo thân Phật có hình tướng, nhưng chỉ có những Đại Bồ tát từ thập địa trở lên mới có thể thấy được hình tướng của báo thân Phật
Hoá thân Phật là để cho chúng sinh nương theo mà học đạo, là phương tiện để theo đó mà đạt được mục đích sau cùng là giác ngộ. Có 2 hướng đi :
tùy tướng nhập tánh : nương theo hình tướng (tượng Phật, nhang đèn, mạn đà la, xâu chuỗi…vv) để từ từ trở về bản lai diện mục (chân tâm)
tùy tánh nhập tướng : khi chư Bồ tát đã đắc đạo, đã trở về với Pháp thân, thì trở ra mang hình tướng để tiếp tục hoá độ chúng sinh.
Giáo lý của Phật có “tam chuyển Pháp luân” tức 3 giai đoạn :
1- Hữu tông: Phật giảng cho chúng sinh sơ cơ, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu để cho họ dễ học theo, đi từ cái bình thường đến quả vị A La Hán (kinh điển Nam tông). Trong giai đoạn này, phiền não, sinh tử, Niết bàn, giác ngộ, chứng đắc …vv, cái gì cũng có cả.
2- Tánh không : tức tư tưởng Bát Nhã , kinh Kim Cang, kinh Bát Nhã. = tất cả các pháp đều không có hình tướng. Thực tướng phi tướng.
3- Giáo lý Duy tâm sở hiện : tất cả các pháp không phải có, cũng không phải không có, mà đều do tâm biến hiện ra. Đó là giáo lý của Kim Cang Thừa ( Mật tông) và của Hoa Nghiêm “Tam giới duy tâm - Vạn pháp duy thức)
Tâm như công họa sư
Hoạ chủng chủng ngũ ấm
Nhất thiết thế gian trung
Vô pháp nhi bất tạo
Hoa Nghiêm: vạn pháp, sinh tử thấy nhiều nhưng chỉ là giấc mơ của tâm thức. Phải trở về chân tâm, hiểu được sự biến hiện của nó thì sẽ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi
Kinh Lăng già, Viên giác, Lăng nghiêm : chúng sinh là huyễn, mình cũng là huyễn, cho nên độ hay không cũng chỉ là huyễn mà thôi
Giáo lý nhà Phật rất mênh mông, muốn hiểu cần đọc, học, suy gẫm nhiều. Phải ráp nối các kinh điển khác nhau lại để tìm cho mình đường đi. Nếu cứ căn cứ vào một kinh nào đó mà đọc các kinh khác thì có thể sẽ thấy có sự chống trái.
Quán Tâm Từ 2 trong đó quán hình tượng Phật, quán ánh sáng, nghe kinh, nghe giảng pháp …vv để gieo vào tâm thức mình những chủng tử tốt, mong sau này sẽ nẩy sinh duyên lành, thiện ý giúp mình trên con đường tu học.
Cho nên, chúng ta đều rất cần Hóa thân Phật, mỗi ngày nhìn tượng Phật và cung kính đảnh lễ để danh hiệu và hình ảnh của ngài đi vào tâm thức của mình.
Tóm lại quán tưởng hình Phật không có gì chống trái với kinh Kim Cang cả.
Trí Mỹ- Posts : 4
Join date : 2020-05-07
Thanh Truyền likes this post
Re: buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
Cám ơn cô Trí Mỹ đã ghi lại.
Thầy đã xem và sửa.
Thầy đã xem và sửa.
TTS- Posts : 34
Join date : 2012-01-03
Thành kính tri ơn Thầy
Con thành kính tri ơn bài pháp quá tuyệt vời nầy của Thầy.
Con Kính Đảnh Lễ Thầy.
con, thanh văn
Con Kính Đảnh Lễ Thầy.
con, thanh văn
Similar topics
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 3.Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom
» Thiền hướng dẫn bởi Thầy Trí Siêu - PHVLS ngày 22/2/2020 - Phần 1 .
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom
» Thiền hướng dẫn bởi Thầy Trí Siêu - PHVLS ngày 22/2/2020 - Phần 1 .
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum