Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
2 posters
Page 1 of 1
Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
Buổi thiền qua Zoom hôm nay có 108 bạn đạo ở Mỹ, Âu, Úc và Á châu tham dự dưới sự hướng dẫn của Thầy, và sau đó là phần Hỏi Đáp.
1- Thể nhập vô sanh nhẫn là gì ?
** Là thể nhập tánh không.
Nhẫn là chịu được, chấp nhận được.
Trong đạo gọi "Vô sanh pháp nhẫn" là nhẫn chịu được các pháp vô sanh.
Chỉ có hàng Bồ Tát bát địa (hay bất động địa) trở lên mới nhập trạng thái vô sanh, hiểu được các pháp không bao giờ sanh không bao giờ diệt.
2- Hàng ngày thiền Rà, thiền Quán Hơi Thở chừng 10, 20 phút xong rồi mới thiền Quán Tâm Từ, như vậy có định 1 tí rồi quán tưởng, có vẻ dễ dàng hơn. Thầy nghĩ sao?
** Rất tốt.
3- Con quán được ánh sáng nhưng không bao giờ quán được viên ngọc.
** Không sao, quán được ánh sáng là tốt rồi.
Đừng chú ý vào chi tiết, không bắt buộc làm y như Thầy nói. Những cái Thầy nói là guidelines, lignes directives. Mục đích chính là làm sao quán tưởng tâm nhớ tới chư Phật Bồ Tát, rồi biết được các Ngài có hào quang và hào quang đó chiếu xuống mình, xuống kiểu nào cũng được, không quan trọng.
Tập quán ánh sáng là tập tune in hay connecter với ánh sáng của chư Phật. Từ từ sự liên quan của mình với chư Phật mới thành lập.
Xưa nay mình chỉ biết ba má chồng con cháu chắt, bà con cô bác, cho nên không gian, tâm thức rất hạn hẹp. Bây giờ tập đưa tâm thức go beyond, aller au-delà cái thân này, hướng tới chư Phật. Mình thường chỉ chạy theo hai chìều, thẳng và ngang. Pháp môn này tập cho tâm hướng lên trên, đến chư Phật Bồ Tát.
Chắc chắn là không thấy ánh sáng vì mắt nhắm. Nếu muốn thấy, sáng sớm hay chiều nhìn vào mặt trời để có một ý niệm ánh sáng ra sao, như vậy ánh sáng đó mới in vào tâm thức của mình. Đó là cái "tưởng", caméra. Khi nhắm mắt thì tâm chiếu lại hình cho mình xem.
Chúng ta quá quen sống trong thế giới ba chìều, 3 Dimensions chỉ biết những gì mắt thấy tai nghe, ngoài organes des sens thì hoàn toàn mù tịt. Mắt chỉ nhìn thấy những longueurs d’onde ở khoảng giữa UV ultraviolet (~400nm) và IR infrarouge (~800nm) thôi. Những màu sắc ngoài tầm này không thấy được. Chúng sinh quen sống với mắt thịt nhục nhãn, rất giới hạn, nên khi tâm thức rời cõi này thì không biết đi nơi nào khác, nên phải chạy trở về lại cõi này.
Mình tập từ từ, một ngày nào đó sẽ thấy ánh sáng và thấy bằng con mắt tâm, œil mental.
Tập quán chiếu :
Trong lúc ngủ nằm mơ thấy nhiều cảnh mà mắt nhắm thì thấy bằng con mắt gì ?
Những lúc ngồi nhớ lại cảnh xưa đi chơi, thì cảnh đó hiện trong tâm ra làm sao ?
Tập làm quen cái tâm thức của mình với những cảnh giới của tâm !
4- Ánh sáng của chư Phật trong lúc thiền và ánh sáng ở thân trung ấm có giống nhau không ?
** Giống mà không giống.
Giống là ánh sáng. Bên Tây Tạng gọi là ánh sáng con (lumière fils) và ánh sáng mẹ (lumière mère).
Ánh sáng trong trung ấm thân là ánh sáng mẹ,
Ánh sáng trong thiền là ánh sáng con.
5.1- Trong mùa dịch này con ở nhà, đã thiền sáng và tối, khoãng ba tiếng rưỡi cho hai buổi, nhưng chỉ có Quán Tâm Từ của Thầy là con có thể làm nhiều nhất và rất an lạc, vậy có nên dành hết thời gian để thiền Quán Tâm Từ, hay vẫn nên thiền Rà hay thiền Theo Dõi Hơi Thở ?
** Trước đây Thầy dạy quán thiền rà hay theo hơi thở.
Thiền chỉ có nghĩa luyện tâm, để cho nó điều phục và nghe lời mình.
Thiền căn bản là thiền hơi thở, để làm chủ tâm.
Thiền Rà là tập tách rời cái sự chấp thân này là mình, để
- làm chủ đừng chấp cái thân này là mình
- tu tập tâm xả, tức là khi đau thì không nổi sân lên, và khi sướng không nổi tham lên
- tập làm chủ tâm khi sắp lâm chung.
Thiền ánh sáng thì dẫn sang trình độ khác.
5.2- Thiền quán ánh sáng nhờ tha lực của chư Phật phò hộ có cảm giác thoải mái và sự tu tập cũng khác. Còn khi theo thiền Rà hay Vipassana thì chỉ nhìn sự việc như là, hoàn toàn ngược lại. Cả hai pháp môn có tu tập song song được không ?
** Được.
Đối tượng của thiền hơi thở hay thiền rà niệm thọ là những thứ mình nhìn thấy, cảm nhận được. Đó là những đối tượng thiền quán thuộc thế giới ngũ trần (sắc thanh hương vị xúc), thế giới 3 chiều (3D).
Ánh sáng của chư Phật là những gì mình không nhìn thấy, vượt khỏi dimension của mình. Từ đó trong kinh điển đại thừa, Đức Phật giới thiệu cảnh giới của chư Phật khác : cảnh giới Tây phương của Phật A Di Đà, cảnh giới Đông phương của Phật Dược Sư, A Súc.
Khi nói những chuyện này có những người căn cơ không hiểu được thì họ từ chối, không chấp nhận cho nên rút lui, nói thầy giảng mấy cái này không thực tế, ai mà nhìn thấy ánh sáng của chư Phật, nên thầy rất thông cảm vì kinh Pháp Hoa., khi Đức Phật giảng kinh Pháp Hoa, có 5000 người đứng dậy bỏ đi ra, vì cảm thấy không hợp với mình. Đức Phật không buồn, nói đi ra như vậy rất tốt. Trình độ tới đó mà bắt ngồi nghe là khổ lắm.
Ánh sáng thuộc về giáo lý tâm thức, duy tâm, thuộc trường phái Duy Thức.
Giáo lý đầu tiên là Đức Phật dạy để thoát khổ, bỏ chấp ngã, lìa bám vào ngũ trần, thích hợp cho các vị A La Hán nhị thừa.
Sau đó Đức Phật dạy về con đường của Bồ Tát, dạy ba thân của Phật : Hóa thân, Báo thân, và Pháp thân.
Giáo lý Hoa Nghiêm, trùng trùng duyên khởi, tất cả có trong một, một có trong tất cả. Khi mê thì tâm thức teo nhỏ lại, khi giác ngộ thì nó bung ra bao trùm cả pháp giới, thân đó là Pháp thân.
Mình bây giờ chỉ quen hoạt động với nhục thân, chỉ biết thân ngũ uẩn này đau, nhức.
Mình làm quen với thế giới của ánh sáng, của chư Phật. Phật A Di Đà là "Vô Lượng Quang".
Trong trường phái Duy Thức, các vị chỉ ngồi trong núi dùng định lực của mình quán tưởng thấy được cảnh giới của chư Phật mà không cần đi đâu hết, tại vì đã luyện cho tâm trở thành radio chất lượng cao, bắt được đài của chư Phật, biết cách quán tưởng và từ đó nâng tâm thức lên cao.
5.3- Làm sao áp dụng Vipassana và quán tưởng ánh sáng ?
** Khi còn tham sân si nhiều thì nên tiếp tục tu thiền Rà (Ngũ Đình Tâm Quán là như vậy, tùy bịnh cho thuốc).
Mỗi ngày tu một chút thiền Quán Tâm Từ thôi, mục đích là :
1- Làm quen với ánh sáng của chư Phật, nghĩa là tự động nâng cao tâm thức.
2- Nhớ lại mình là người ánh sáng, tách rời sự chấp mình là thân da thịt xương bịnh hoạn này, tìm lại true identity của mình.
3- Tập nghĩ tới người khác. Khi nghĩ tới trái tim có viên ngọc tỏa ánh sáng thì lúc đó mình mở luân xa tim ra, luân xa về tình thương, mở rộng lòng từ bi của mình ra.
Khuyên :
Tu thiền Quán Tâm Từ ngày 2 lần, sáng chiều.
Tu thiền Vipassana ngày 24/24.
6.1- Bây giờ con đang tu, rủi con chết thì đi về đâu?
** Thầy mặc dù dạy thiền nhưng vẫn khuyên phát tâm vãng sinh về Cực Lạc.
Thầy hướng dẫn tu thiền để diệt trừ tham sân si.
Những người muốn về Cực Lạc nhưng quên không trừ tham sân si thì khó về được.
6.2- Thầy khuyên về Cực Lạc nhưng con sợ lòng tin không đủ mạnh. Nếu con không chắc muốn đi về đó, có nên nguyện về đó trong lúc chờ đợi không ? Và làm sao cho lòng tin được tăng trưởng ?
** Nếu chưa tin lắm thì không cần phải nguyện về đó, vì đạo Phật là đạo nhân quả, chỉ cần trong lúc sống làm những gì tốt nhất, không làm ác thì sau khi chết nghiệp thiện sẽ dẫn đi tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp.
Tuy nhiên, giáo lý đại thừa dạy chúng ta sự phát nguyện, như chư Tổ xưa nay nguyện :
"Con nguyện đời sau sanh ra được làm người, gặp được Phật pháp sớm, gặp được thầy lành bạn tốt để hướng dẫn con tu tập tiếp"
Cái đó gọi là Bồ đề tâm, Bodhicitta.
7.1- Câu chú "Om benza sato hum" để tẩy trừ nghiệp chướng tội lỗi, vậy có giống chú Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng trong kinh Cầu Siêu của Tịnh Độ không, và có nên trì chú này khi tụng vãng sinh cho chúng sinh không ?
** Trong đạo Phật có rất nhiều thần chú để tẩy trừ tội lỗi, cũng như chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn.
Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng là chú Vãng Sinh.
Nếu quán Tâm Từ thì trì "Om benza sato hum",
Còn đi tụng cầu siêu cho người thì nên trì chú Vãng Sinh.
Đâu ra đó. Đơn giản là go with the flow, tùy thuận chúng sinh.
7.2- Tụng chú "Om benza sato hum" mỗi ngày có để cho vong linh vất vưởng siêu thoát ?
** "Om benza sato hum" là để tẩy trừ nghiệp chướng thôi.
Tụng thêm "Om mani padme hum" rồi hồi hướng công đức đó, cầu cho họ siêu thoát.
1- Thể nhập vô sanh nhẫn là gì ?
** Là thể nhập tánh không.
Nhẫn là chịu được, chấp nhận được.
Trong đạo gọi "Vô sanh pháp nhẫn" là nhẫn chịu được các pháp vô sanh.
Chỉ có hàng Bồ Tát bát địa (hay bất động địa) trở lên mới nhập trạng thái vô sanh, hiểu được các pháp không bao giờ sanh không bao giờ diệt.
2- Hàng ngày thiền Rà, thiền Quán Hơi Thở chừng 10, 20 phút xong rồi mới thiền Quán Tâm Từ, như vậy có định 1 tí rồi quán tưởng, có vẻ dễ dàng hơn. Thầy nghĩ sao?
** Rất tốt.
3- Con quán được ánh sáng nhưng không bao giờ quán được viên ngọc.
** Không sao, quán được ánh sáng là tốt rồi.
Đừng chú ý vào chi tiết, không bắt buộc làm y như Thầy nói. Những cái Thầy nói là guidelines, lignes directives. Mục đích chính là làm sao quán tưởng tâm nhớ tới chư Phật Bồ Tát, rồi biết được các Ngài có hào quang và hào quang đó chiếu xuống mình, xuống kiểu nào cũng được, không quan trọng.
Tập quán ánh sáng là tập tune in hay connecter với ánh sáng của chư Phật. Từ từ sự liên quan của mình với chư Phật mới thành lập.
Xưa nay mình chỉ biết ba má chồng con cháu chắt, bà con cô bác, cho nên không gian, tâm thức rất hạn hẹp. Bây giờ tập đưa tâm thức go beyond, aller au-delà cái thân này, hướng tới chư Phật. Mình thường chỉ chạy theo hai chìều, thẳng và ngang. Pháp môn này tập cho tâm hướng lên trên, đến chư Phật Bồ Tát.
Chắc chắn là không thấy ánh sáng vì mắt nhắm. Nếu muốn thấy, sáng sớm hay chiều nhìn vào mặt trời để có một ý niệm ánh sáng ra sao, như vậy ánh sáng đó mới in vào tâm thức của mình. Đó là cái "tưởng", caméra. Khi nhắm mắt thì tâm chiếu lại hình cho mình xem.
Chúng ta quá quen sống trong thế giới ba chìều, 3 Dimensions chỉ biết những gì mắt thấy tai nghe, ngoài organes des sens thì hoàn toàn mù tịt. Mắt chỉ nhìn thấy những longueurs d’onde ở khoảng giữa UV ultraviolet (~400nm) và IR infrarouge (~800nm) thôi. Những màu sắc ngoài tầm này không thấy được. Chúng sinh quen sống với mắt thịt nhục nhãn, rất giới hạn, nên khi tâm thức rời cõi này thì không biết đi nơi nào khác, nên phải chạy trở về lại cõi này.
Mình tập từ từ, một ngày nào đó sẽ thấy ánh sáng và thấy bằng con mắt tâm, œil mental.
Tập quán chiếu :
Trong lúc ngủ nằm mơ thấy nhiều cảnh mà mắt nhắm thì thấy bằng con mắt gì ?
Những lúc ngồi nhớ lại cảnh xưa đi chơi, thì cảnh đó hiện trong tâm ra làm sao ?
Tập làm quen cái tâm thức của mình với những cảnh giới của tâm !
4- Ánh sáng của chư Phật trong lúc thiền và ánh sáng ở thân trung ấm có giống nhau không ?
** Giống mà không giống.
Giống là ánh sáng. Bên Tây Tạng gọi là ánh sáng con (lumière fils) và ánh sáng mẹ (lumière mère).
Ánh sáng trong trung ấm thân là ánh sáng mẹ,
Ánh sáng trong thiền là ánh sáng con.
5.1- Trong mùa dịch này con ở nhà, đã thiền sáng và tối, khoãng ba tiếng rưỡi cho hai buổi, nhưng chỉ có Quán Tâm Từ của Thầy là con có thể làm nhiều nhất và rất an lạc, vậy có nên dành hết thời gian để thiền Quán Tâm Từ, hay vẫn nên thiền Rà hay thiền Theo Dõi Hơi Thở ?
** Trước đây Thầy dạy quán thiền rà hay theo hơi thở.
Thiền chỉ có nghĩa luyện tâm, để cho nó điều phục và nghe lời mình.
Thiền căn bản là thiền hơi thở, để làm chủ tâm.
Thiền Rà là tập tách rời cái sự chấp thân này là mình, để
- làm chủ đừng chấp cái thân này là mình
- tu tập tâm xả, tức là khi đau thì không nổi sân lên, và khi sướng không nổi tham lên
- tập làm chủ tâm khi sắp lâm chung.
Thiền ánh sáng thì dẫn sang trình độ khác.
5.2- Thiền quán ánh sáng nhờ tha lực của chư Phật phò hộ có cảm giác thoải mái và sự tu tập cũng khác. Còn khi theo thiền Rà hay Vipassana thì chỉ nhìn sự việc như là, hoàn toàn ngược lại. Cả hai pháp môn có tu tập song song được không ?
** Được.
Đối tượng của thiền hơi thở hay thiền rà niệm thọ là những thứ mình nhìn thấy, cảm nhận được. Đó là những đối tượng thiền quán thuộc thế giới ngũ trần (sắc thanh hương vị xúc), thế giới 3 chiều (3D).
Ánh sáng của chư Phật là những gì mình không nhìn thấy, vượt khỏi dimension của mình. Từ đó trong kinh điển đại thừa, Đức Phật giới thiệu cảnh giới của chư Phật khác : cảnh giới Tây phương của Phật A Di Đà, cảnh giới Đông phương của Phật Dược Sư, A Súc.
Khi nói những chuyện này có những người căn cơ không hiểu được thì họ từ chối, không chấp nhận cho nên rút lui, nói thầy giảng mấy cái này không thực tế, ai mà nhìn thấy ánh sáng của chư Phật, nên thầy rất thông cảm vì kinh Pháp Hoa., khi Đức Phật giảng kinh Pháp Hoa, có 5000 người đứng dậy bỏ đi ra, vì cảm thấy không hợp với mình. Đức Phật không buồn, nói đi ra như vậy rất tốt. Trình độ tới đó mà bắt ngồi nghe là khổ lắm.
Ánh sáng thuộc về giáo lý tâm thức, duy tâm, thuộc trường phái Duy Thức.
Giáo lý đầu tiên là Đức Phật dạy để thoát khổ, bỏ chấp ngã, lìa bám vào ngũ trần, thích hợp cho các vị A La Hán nhị thừa.
Sau đó Đức Phật dạy về con đường của Bồ Tát, dạy ba thân của Phật : Hóa thân, Báo thân, và Pháp thân.
Giáo lý Hoa Nghiêm, trùng trùng duyên khởi, tất cả có trong một, một có trong tất cả. Khi mê thì tâm thức teo nhỏ lại, khi giác ngộ thì nó bung ra bao trùm cả pháp giới, thân đó là Pháp thân.
Mình bây giờ chỉ quen hoạt động với nhục thân, chỉ biết thân ngũ uẩn này đau, nhức.
Mình làm quen với thế giới của ánh sáng, của chư Phật. Phật A Di Đà là "Vô Lượng Quang".
Trong trường phái Duy Thức, các vị chỉ ngồi trong núi dùng định lực của mình quán tưởng thấy được cảnh giới của chư Phật mà không cần đi đâu hết, tại vì đã luyện cho tâm trở thành radio chất lượng cao, bắt được đài của chư Phật, biết cách quán tưởng và từ đó nâng tâm thức lên cao.
5.3- Làm sao áp dụng Vipassana và quán tưởng ánh sáng ?
** Khi còn tham sân si nhiều thì nên tiếp tục tu thiền Rà (Ngũ Đình Tâm Quán là như vậy, tùy bịnh cho thuốc).
Mỗi ngày tu một chút thiền Quán Tâm Từ thôi, mục đích là :
1- Làm quen với ánh sáng của chư Phật, nghĩa là tự động nâng cao tâm thức.
2- Nhớ lại mình là người ánh sáng, tách rời sự chấp mình là thân da thịt xương bịnh hoạn này, tìm lại true identity của mình.
3- Tập nghĩ tới người khác. Khi nghĩ tới trái tim có viên ngọc tỏa ánh sáng thì lúc đó mình mở luân xa tim ra, luân xa về tình thương, mở rộng lòng từ bi của mình ra.
Khuyên :
Tu thiền Quán Tâm Từ ngày 2 lần, sáng chiều.
Tu thiền Vipassana ngày 24/24.
6.1- Bây giờ con đang tu, rủi con chết thì đi về đâu?
** Thầy mặc dù dạy thiền nhưng vẫn khuyên phát tâm vãng sinh về Cực Lạc.
Thầy hướng dẫn tu thiền để diệt trừ tham sân si.
Những người muốn về Cực Lạc nhưng quên không trừ tham sân si thì khó về được.
6.2- Thầy khuyên về Cực Lạc nhưng con sợ lòng tin không đủ mạnh. Nếu con không chắc muốn đi về đó, có nên nguyện về đó trong lúc chờ đợi không ? Và làm sao cho lòng tin được tăng trưởng ?
** Nếu chưa tin lắm thì không cần phải nguyện về đó, vì đạo Phật là đạo nhân quả, chỉ cần trong lúc sống làm những gì tốt nhất, không làm ác thì sau khi chết nghiệp thiện sẽ dẫn đi tái sinh vào cảnh giới tốt đẹp.
Tuy nhiên, giáo lý đại thừa dạy chúng ta sự phát nguyện, như chư Tổ xưa nay nguyện :
"Con nguyện đời sau sanh ra được làm người, gặp được Phật pháp sớm, gặp được thầy lành bạn tốt để hướng dẫn con tu tập tiếp"
Cái đó gọi là Bồ đề tâm, Bodhicitta.
7.1- Câu chú "Om benza sato hum" để tẩy trừ nghiệp chướng tội lỗi, vậy có giống chú Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng trong kinh Cầu Siêu của Tịnh Độ không, và có nên trì chú này khi tụng vãng sinh cho chúng sinh không ?
** Trong đạo Phật có rất nhiều thần chú để tẩy trừ tội lỗi, cũng như chú Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn.
Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng là chú Vãng Sinh.
Nếu quán Tâm Từ thì trì "Om benza sato hum",
Còn đi tụng cầu siêu cho người thì nên trì chú Vãng Sinh.
Đâu ra đó. Đơn giản là go with the flow, tùy thuận chúng sinh.
7.2- Tụng chú "Om benza sato hum" mỗi ngày có để cho vong linh vất vưởng siêu thoát ?
** "Om benza sato hum" là để tẩy trừ nghiệp chướng thôi.
Tụng thêm "Om mani padme hum" rồi hồi hướng công đức đó, cầu cho họ siêu thoát.
Diệu Như- Posts : 5
Join date : 2018-12-02
YTT 1 and Thanh Truyền like this post
Re: Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
Thầy đã xem lại.
Cám ơn cô Diệu Như.
Cám ơn cô Diệu Như.
TTS- Posts : 34
Join date : 2012-01-03
Similar topics
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 3.Trí Mỹ ghi lại.
» Buổi thiền Quán Tâm từ-2 ngày 30/5/20
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 3.Trí Mỹ ghi lại.
» Buổi thiền Quán Tâm từ-2 ngày 30/5/20
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum