Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom

2 posters

Go down

Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom Empty Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom

Post  MS_YTT Sun May 31, 2020 11:05 am

Quán Ánh Sáng

Giảng bài Quán Tâm Từ qua ánh sáng là do nhân duyên : có dịch Coronavirus.

Có hai lý do :
1. Quá nhiều người chết, có thời gian mình rải tâm từ cho họ.
2. Và cùng lúc tẩy trừ nghiệp chướng cho mình.

Nhờ dùng quán tưởng của Mật Tông và Trì Chú theo ánh sáng sẽ nâng cao vibration (rung động) của mình lên. Khi vibration nên cao thì vi trùng vi khuẩn không có cơ hội tới gần người mình.

Trì chú của ngài Kim Cang Tát Đỏa cũng tiêu trừ nghiệp chướng của mình luôn.
Mật Tông cũng pháp môn tu về tâm từ nhưng họ không sài chữ đó mà tu pháp môn Quan Thế Âm Bồ Tát, đó là Pháp Môn Quan Âm Tứ Thủ (nghe lại bài Quan Âm Tứ Thủ bốn tay)

Người nào thọ lễ quán đảnh rồi  thì quán mình biến thành Quan Thế Âm, tỏa ánh sáng ra giúp cho chúng sinh. Nếu chưa thọ lễ ấy, thì mình không có quyền quán tưởng mình là Quan Thế Âm mà mình chỉ nhận ánh sáng của Quan Thế Âm để rải tâm từ cho chúng sanh.

Quán tâm từ theo nguyên thủy và thiền Tông thì không có dùng quán tưởng nhiều. Còn tưởng của Mật Tông thì có tầng lớp. Đa số ngồi thiền thường bị tưởng nó dẫn mình đi nên người tu thiền rất kị cái tưởng. Cái tưởng đó là sai lầm nên gọi đó là vọng tưởng. Vọng tưởng tự nó không có lỗi vì chúng ta có năm uẩn : sắc thọ tưởng hành thức.

Do đó mình cần phải biết nó dùng ra sao. Giống như hành là suy nghĩ. Nếu suy nghĩ lung tung là vọng hành. Thức cũng vậy do phân biệt một cách sai lầm nên gọi là vọng thức.

Quán tưởng rất nhiều người không quen. Quán tưởng tiếng Pháp là visualisation. Quán tưởng khác tưởng tượng : tưởng mình có tiền sẽ mua xe, mua nhà. Cái tưởng đó không có thật nên gọi là vọng tưởng.

Quán tưởng là tưởng trước rồi quán sau. Tức là mình tập tưởng tượng ra. Tưởng tượng ra một cái hình gì đó (imaginer) trong đầu rồi mình mới quán sát nó.

Quán tưởng có hai giai đoạn :
1. Vẽ một hình ảnh trong tâm (image mentale).
2. Hinh hiện ra rồi mới quán sát (contempler image).

Thầy khuyên nên đọc qua Quán tâm từ-2 trước cho có khái niệm. Cách tu tập là mình học thuộc lòng bài đó. Ai không học thuộc lòng được thì lấy bài thầy giảng mà làm theo thì từ từ sẽ quen, khi tâm thức quen rồi thì nó sẽ vẽ cái hình đó ra.

Thí dụ Đức Phật A Di Đà màu đỏ hay màu cam, nhưng mình nhắm mắt lại thì thấy tối thui. Mình cứ nói Đức Phật A Di Đà màu cam, một ngày nào đó trong tâm nó sẻ hiện lên một Đức Phật A Di Đà màu cam. Tự nó làm lấy.

mình chưa có hình Đức Phật A Di Đà màu cam nên Thầy cho quý vị thấy để nó đưa và tâm. Nhờ camera tâm, nó thu vào, đó chính là cái tưởng. Do thu vào và tưởng của mình sẽ vẽ lại cho mình coi. Trước giờ mình tưởng về ma (trong đầu hiện ra tóc dài …) là tưởng « négatif ».

Thầy cho quý Phật quán ba vị Phật và mỗi vị có hai Bồ tát hai bên: Phật A Di Đà (Quan Thế Âm và Đại Thế Chí), Phật Thích Ca (Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát), Phật Dược Sư (Nhật Quang biếu chiếu và  Nguyệt Quang biến chiếu Bồ tát).

Quán Tưởng ba vị Phật nầy chiếu ánh sáng vào đỉnh đầu của mình. Ánh sáng đi tới đâu thì sáng tới đó (và ánh sáng sẽ làm sạch tới đó (purifier)), cho tới toàn thân sáng hết và tỏa ra bên ngoài.

Quan tưởng  để người thân trong vòng ánh sáng toả ra 5 m quanh mình, sau đó 10 m bạn bè , 15 m oan gia , sau đó càng ra xa đến cả tỉnh, cả quốc gia, toàn thế giới...
Trì chú Kim cang  tát đoả Om  Benza  satto hum
Và trì chú Quan thế âm Bồ tát   Om mani  Padme hum...

Đa số quán ánh sáng đều không thấy gì vì thường dùng óc bên trái suy nghĩ logic quá nhiều, còn người dùng óc bên phải  (intuition) thì dễ quán ánh sáng hơn. Đàn ông đa số sống với logic / lý trí nhiều mà không sống với cảm giác.

Câu hỏi 1

Pháp môn Quán Tâm Từ theo ánh sáng thấy không thực tế.
Giới thanh tịnh tâm thanh tịnh thì mới đủ duyên cho người khác. Giống như ăn chay gia đình thấy tốt họ ăn theo thì nó thực tế hơn.

Trả lời :
Nói thực tế hay không thực tế không hẳn như vậy vì đây là một Pháp tu. Giống như bên Nam Tông có thiền quán tâm từ. Thiền có hai phương pháp :
Phương pháp truyền thống, Tứ Niệm Xứ, là tự thanh lọc bản thân. Con đường tu tập là cần Giới Định Tuệ. Người thường nghĩ là ba giai đoạn. Giữ giới rồi mới sanh định rồi mới sanh tuệ. Đúng ra thì Giới Định Tuệ đi cùng lúc. Vì có định mới biết mình giữ giới. Người không có đinh mà ráng giữ giới thì sẽ bị dục vọng làm phá giới. Nên giữ giới được là mình đang có định. Và cũng có tuệ luôn. Vì có trí tuệ nên biết vì sao mình phải giữ giới.

Người tu tập mà chỉ giữ giới không, thì tâm có thanh tịnh. Đó là giáo lý nguyên thủy, cứ đi đúng như vậy. Cứ nghĩ như vậy nên tu rất là khó tiến vì không hiểu giáo lý khác.

Giáo lý của thầy dạy  là đi theo thứ lớp. Khi học thì mình học giáo của Đại Thừa, Kim Cang Thừa. Tu tập để giải thoát. Nhưng cái gì giải thoát ?
Là cái tâm nó giải thoát.

Tâm có 3 khía cạnh: Thể, Tướng, Dụng.
Thể của tâm là chân không (vacuité). Tướng của tâm là vô tướng. Dụng của tâm là ánh sáng và chiếu soi. Cái dụng của tâm là nó khởi liên tục. Nó tự khởi mà cũng lúc trống rỗng. Giống như bầu trời luôn có mây nhưng bầu trời bản chất của nó là trống rỗng. Vì trống rỗng nên mây mới khởi lên. Tu để tâm thanh tịnh là trở về chân không của tâm. Nhưng trở về chân không và dừng ở đó luôn là các vị A La Hán. Tức là hướng về Niết Bàn trở về cái tâm thanh tịnh. Nhưng như vậy còn thiếu phân nửa.
Phân nửa kia là diệu hữu của tâm. Tức là tâm thanh tịnh nhận ra mình là ai từ đó sẻ trổ ra sự biến hóa thần thông.
Cho nên chư Phật Bồ tát có nhiều sự biến hóa để cứu độ chúng sanh

Quán ánh là dùng tâm thức của mình để cứu đời.

Quán ánh sáng là kéo ánh sáng từ chư Phật Bồ tát xuống trái đất nầy để thanh tịnh hóa thân tâm của mình và cùng lúc để cứu giúp trái đất nầy. Vì cộng nghiệp của trái đất nầy đang rất xấu, u ám cho nên khiến cho rất nhiều người chết. Hiên tại bên mỹ đã có hơn 90.000 người chết và gần một triệu người bị nhiễm (contaminé). Và cái nầy sẽ không chấm dứt vì cộng nghiệp của chúng sinh đang tới thời kỳ thanh lọc tức là người nghiệp nặng thì phải ra đi. Cho nên khi quán ánh sáng con mắt của mình không nhìn thấy được. Người thực tế quá sẽ trở thành matérialiste tức là chỉ tin vào mắt của mình tức là nhục nhãn Tức nhiên là những hào quang của mình luân xa của mình không ai thấy thực tế hết.

Chư Phật có hào Quang và chúng mình cũng có hào quang. thực tế hay không tùy theo tâm thức của mình. Con người là người điện tử. Con người có điện và có từ trường trong đó. Từ trường của mình tức là hào quang. Tim mình đập có thể đo được do électrocardiogramme.  Cắm máy điện vô để đo đầu của mình gọi là électroencéphalogramme.
Con người điện, điện từ trường  (être électrique et électromagnétique) và vibrationnel (sự rung động).

Sự rung động của nó có tầng số (fréquence.) Từ đó người tu hành cao thì có tầng số cao và người tu hành thấp nó thấp. Người sống ác thì sẽ có fréquence thấp. Cho nên quán ánh sáng, ăn chay giữ giới thì fréquence nó sẽ thanh cao hơn. Con người không biết về tâm linh ánh sáng thì cái điển sẽ rất trược gọi là trược điển. Người tu hành sẽ có thanh điển. Tức là vibration élevée. Quý vị nên nghe ý tình thân 4 của thầy.

Thầy giới thiệu quý vị Pháp môn nầy, vì trong thời gian này cộng nghiệp của chúng sanh rất nặng. Nếu người nào có thiên nhãn sẽ thấy trái đất đang bị bao phủ bởi những đám mây đen. Vùng nào mà có người chết nhiều là vùng cộng nghiệp xấu nhất.

Do quán tưởng ánh sáng, mình mới tương ưng chút nào với ánh sáng của chư Phật và Bồ Tát.
Cho nên tu tập như vậy là nơi mình ở sẽ có ánh sáng và chư thiên thấy họ cũng rất thích tới vì họ cũng là người ánh sáng.

Mình chết cũng vậy, giáo lý mật tông (trung ấm thân). Khi chết thần thức thoát ra ngoài. đầu tiên sẽ thấy ánh sáng của chư Phật tới. càng làm quen ánh sáng bao nhiêu thì dễ giải thoát bấy nhiêu.

Khi tu tập phải thực tế, đương nhiên ai tu tập cũng giữ giới. Giữ giới là không làm điều ác. Nếu mình làm điều ác tức tắc cái vibration (rung động) của mình sẽ hạ xuống, thí dụ ăn thịt uống rượu, cái đó sẽ kéo thanh điện của mình xuống.

Thầy khuyên người nào quen quán tâm từ thì cứ tiếp tục. Thật ra không ai tỏa hào quang được, mình chỉ đang tập nghĩ như vậy thôi. Tức là mình tập sữa lại cách suy nghĩ (chemin neurologique). Con người làm quen một cái gì mà đổi rất khó, đó là nghiệp, là tạp khí, nó làm cho mình luôn phải nghĩ cái điều đó.

Quán ánh sáng là Phương pháp thay đổi programme giống như trong Ý Tình Thân, do đem ánh sáng của chư Phật, để cho mình là người ánh sáng. Chứ xưa nay mình nghĩ là mình bằng da bang thịt. Cái đó là một sai lầm lớn. Cho nên nghĩ mình là bằng da bằng thịt thì khi mình chết, tâm sẽ tìm 1 thân bằng da bằng thịt để chui vô. Cho nên tâm thức quen mình là người ánh sáng thì khi chết nó đi tìm ánh sáng của chư thiên, ở trên cõi  sắc giới trở lên, cao nhất là ánh sáng của chư Phật.

Câu hỏi 2

Ngọc ma ni có phải là ngọc ánh sáng không ?

Trả lời
Không , Ma ni tiếng phạn chỉ có nghĩa là ngọc.

Câu Hỏi  3

Lúc chết nên theo loại ánh sáng nào ?

Trả lời :
Nên đi theo ánh sáng nào sáng chói nhất. Thầy khuyên nên nghe lại bài giảng Trung Ấm Thân.

MS_YTT

Posts : 3
Join date : 2019-02-07

Back to top Go down

Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom Empty Re: Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom

Post  TTS Sun Aug 09, 2020 12:42 pm

Cám ơn Minh Sơn.
Thầy đã xem và sửa.
TTS
TTS

Posts : 34
Join date : 2012-01-03

Thanh Truyền likes this post

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum