Buổi thiền Quán Tâm từ-2 ngày 30/5/20
Page 1 of 1
Buổi thiền Quán Tâm từ-2 ngày 30/5/20
Bài giảng của thầy Thích Trí siêu ngày 30 tháng 5 năm 2020.
(Chép lại theo đại ý không theo nguyên văn). Nguyễn Xuân Hùng ghi lại.
1/ thiền quán tâm từ nguyên thủy, người ta tập khởi động lòng thương nơi trái tim trong lồng ngực rồi quán tưởng cho nó tỏa rộng ra ngoài.
2/ pháp quán tâm từ của thầy Trí Siêu, thầy kết hợp quán tâm từ nguyên thủy với quán chư Phật và ánh sáng của Mật tông. Thầy dậy cho Tâm chúng ta quen với những hình ảnh của chư Phật và ánh sáng, rất quan trọng với sự giải thoát. Xưa nay chúng ta không quen sống trong ánh sáng và với hình ảnh chư Phật cho nên sống trong tối tăm phải chịu cảnh Luân hồi. Theo giáo lý Mật Tông, sau khi chết trong bẩy ngày đầu người ta sẽ thấy ánh sáng của chư Phật nhưng vì không quen và không biết cho nên chúng ta không để ý, không đi theo nên không lợi dụng được giai đoạn Trung ấm thân này để giải thoát. Chúng ta luân hồi bởi vì dính mắc luyến ái với người thân. Tập quán tâm từ giúp ta quen với hình ảnh của chư phật với ánh sáng của chư phật để tẩy trừ phiền não của mình và sau đó cho cả chúng sinh (tự độ rồi độ tha). Nghĩ đến chúng sinh nghĩa là diệt bớt tâm luyến ái. Từ bi chính là đem an vui đến cho người khác chứ không phải chỉ nghĩ đến riêng mình.
VẤN ĐÁP
Hỏi: Tại sao có cảm giác nặng ngực khi quán tâm từ?
Đáp: Cảm giác ấy do vì phản ứng của nhiều nội kết khi gặp ánh sáng. Giống như khi ngồi thiền mà cảm thấy những cảm giác đau nhức người ngứa ngáy vân vân đó là các hành nghiệp đang được giải tỏa cũng như những phản ứng giữa các nội kết và ánh sáng từ bên ngoài đang lan tỏa ra trong người. Đừng lo, từ từ nó sẽ hết
H : Từ hồi con tập quan tâm từ con nghĩ đến người khác nhiều hơn.
Đ: Đúng như vậy
H: Có lúc con thấy ánh sáng có lúc không, có phải là do không đủ chú tâm?
Đ: Thấy hay không thấy ánh sáng không quan trọng. ở đây là nghĩ đến anh sáng và nghĩ đến chúng sinh cho quen thôi. Nếu thấy ánh sáng mà không nghĩ đến người khác thì cũng không bằng không thấy gì hết mà lại hay thương nghĩ đến người khác
H : Con cảm thấy ngón tay như muốn kéo anh sáng ra xa và cảm thấy khó thở.
Đ: Tu thiền không dùng đến ý chí mà phải để tự nhiên. Nếu muốn điều khiển hơi thở theo ý mình thì sẽ có sự chống lại. Nếu thở tự nhiên thì chúng ta sẽ không cảm thấy sự chống cưỡng lại. Về ánh sáng cũng vậy nếu chúng ta muốn điều khiển kéo ánh sáng đến thì sẽ có sự chống lại. Hãy để ánh sáng đến tự nhiên không điều khiển, không cần nó phải lan tỏa theo ý mình. Chúng ta chỉ cần biết là có anh sáng mà thôi. Trong quán tâm từ này thấy hay không thấy ánh sáng không quan trọng, ta chỉ cần biết tiến trình của ánh sáng đi xuống từ trên trời vào đầu, vào ngực rồi lan tỏa v.v… rồi để tự nó đi chứ không chủ động muốn nó phải đi theo ý mình. Cái đó trong đạo Phật gọi là vô tác( non agir). Để cho sự vật tự nó là, không cố ý muốn nó phải như thế nào.
H: Khi thầy giảng kinh lăng Nghiêm có dạy rằng quán tưởng thân tâm mình. Con quán tưởng ánh sáng nhưng không ở trong ánh sáng được lâu. Trước các buổi thiền có nên quán tâm trước khi quán ánh sáng không?
Đ : Không ! quý vị không biết ánh sáng ra sao thì trước buổi thiền chỉ cần lấy mấy cái hình mà thầy đã cho xem ra nhìn để nhớ nó ra sao mà thôi. Có thể trước buổi thiền, lấy các hình ấy ra xem lại như để camera tâm nhớ lại, trong buổi thiền để mặc kệ anh sáng muốn làm sao thì tự nhiên.
H: Quán tâm từ có phải là chuyển hoá Ái tự thân mình thành Ái lợi tha?
Đ : Quán tâm từ là yêu mình và yêu người khác. Thường thường ai cũng tự biết yêu mình nhưng yêu sai, ái ngã. Ái ngã khác với từ bi đối với mình. Thầy sẽ giảng thế nào là sự khác biệt giữa ái mình và từ bi với mình.
Ái tự thân : Ái (tanhâ) mang nghĩa xấu, thường thường cái ngã của mình muốn cái gì thì mình chiều nó, chiều theo tất cả những dục vọng xấu ác của nó vì trong Ái không có Huệ.
Tử bi: trong quán tâm từ chúng ta tập từ bi với chính mình và người khác trong đời sống thường ngày. Bắt đầu bằng tập từ bi trong tâm thức rồi lập một tiến trình để thể hiện cái từ bi này ra tình thương rồi tiếp tục biểu hiện ra tới thân mình.
Từ bi với chính mình là sao? là quay lại nhìn những cái khổ của mình, có phải là do chính mình gây ra hoặc do người thân của mình gây ra rồi tìm cách nhận diện và giải quyết nó. Quán tâm từ với mình nghĩa là ban vui cứu khổ cho mình trước. Sau đó mới nghĩ từ bi với người khác: lúc ấy có giận ghét ai thì sẽ quán xả, quán tha thứ. Tới đây mới chỉ là từ bi với chính mình trong tâm ý mà thôi. Nếu quán tâm từ xuống đến trái tim thì lúc ấy ta sẽ cảm thấy thương được mình, thương được người khác. Ở thế gian này không có ai thương mình bằng chính mình, do đó nếu tự mình không chữa lành được những sự sứt mẻ của con tim thì cầu đến ánh sáng của từ bi của chư phật. Trong giai đoạn kế, ta sẽ quán tâm từ với người xung quanh: tập nhẫn nại, không nổi sân, phải có trí tuệ để hiểu rằng những phiền não mà người khác gây ra cho mình là do họ bị vô minh thiếu trí tuệ, Ta nên thương hại họ. Tình cảm đối với họ phải là positive chứ không phải négative.
Quán tâm từ bằng ánh sáng là vì những mục đích trên. Hơn nữa quán tâm từ bằng ánh sáng cũng là để tập làm quen với ánh sáng. Nhắc lại là trong giáo lý Mật tông thì 7 ngày đầu sau khi chết chúng ta chỉ thấy ánh sáng. Ánh sáng trắng trong ngày đầu của Phật Tỳ lô giá na, Ngày thứ hai ánh sáng xanh của Phật A xúc bệ, ngày thứ ba ánh sáng vàng của Phật Bảo sanh, ngày thứ tư ánh sáng đỏ của Phật A di đà, ngày thứ năm ánh sáng xanh lá cây của Phật Bất không thành tựu, ngày thứ sáu cùng lúc năm màu, Ngày thứ 7 là bảy màu cầu vồng. Sau đó gió nghiệp thổi không còn thấy màu nào nữa và các cảnh trung ấm sẽ hiện ra.
H: Ánh sáng của Phật xuống đầu mình xuyên qua mình rồi xuống tới đất?
Đ : Đúng
H : Rồi ánh sáng ấy từ đất tỏa ra cho người khác?
Đ : Sai, ánh sáng tỏa ra cho người khác phải phát xuất từ tim mình
H : Ánh sáng nào tốt nhất?
Đ : Ai muốn màu nào cũng được, chỉ cần biết ánh sáng mà thôi. Nhưng nói chung ánh sáng trắng là tốt nhất vì ánh sáng trắng là tổng hợp của tất cả các màu khác trừ trường hợp những ai cầu tới những vị Phật đặc biệt.
H : Quán tâm từ ánh sáng có bổ sung cho phép quán tứ vô lượng tâm không?
Đ : Có, từ bi hỷ xả là bốn vô lượng tâm nghĩa là tỏa ra khắp chúng sinh. Quán tâm từ chính là từ bi vô lượng.
H : Khổ vì người thân qua đời thì chúng ta phải làm sao cho tim bớt bị thắt lại?
Đ : Khổ này là vì vô minh ái luyến. Chúng ta dùng tâm luyến ái mà cảm thấy mất mát người thân. Chúng ta nghĩ rằng mất mát người thân nhưng thật ra người này vẫn còn đó nhưng họ có một đời sống khác. Do đó ta có thể buồn nhưng không khổ. Muốn cho tim bớt bị thắt vì thì có thể quán chiếu bằng trí tuệ.
H : Không nên quán tâm từ cho người khác phái vì ta có thể bị dính mắc với họ?
Đ : Theo giáo lý Nam tông, ngài Bouddhagosa viết như thế trong Luận Thanh Tịnh Đạo. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng chúng ta không bắt buộc phải tin điều không hợp lý. Chúng ta chỉ cần giữ tâm bình đẳng đối với người khác phái mà thôi. Không quán tâm từ đến người khác phái dù họ là cụ già trẻ thơ, cha mẹ ông bà mình đó là một điều vô lý. Khi quán tâm từ đến ai thì chỉ cần nghĩ đến người đó thôi, không cần nhìn kỹ hình ảnh người ta.
H : Ở Mỹ quốc hiện giờ đang có quá nhiều người chết về bệnh dịch Covit 19 có phải vì dân Mỹ đang chịu cộng nghiệp và vì xứ Mỹ có quá nhiều tội lỗi?
Đ : Chết nhiều cùng lúc là công nghiệp. Nhưng xứ Mỹ có đến 300 triệu dân, so với nước Pháp 70 triệu dân thì tỷ lệ người chết không có nhiều hơn. Nói Mỹ nhiều tội lỗi thì không có gì chứng minh được.
H : Khi tôi chết rồi thì sẽ không còn liên hệ gì với gia đình của tôi sao?
Đ : Liên hệ gia đình sẽ hết nhưng chưa hết hẳn. Liên hệ ấy vẫn còn trong giai đoạn Thân Trung ấm. Sau khi người chết đã đầu thai vào một kiếp khác thì sẽ quên hết những kiếp trước để có thể sống một đời sống bình thường trong kiếp mới . Do đó liên hệ với gia đình cũ sẽ mất đi nhưng không mất hẳn mà nó sẽ đi vào chủng tử để rồi trong những kiếp sau nếu có dịp gặp nhau có thể trổ ra lại những tình cảm đặc biệt. Thường thường người ta vì sự luyến ái nên sợ mất đi người thân , luyến ái làm cho người ta không muốn rời bỏ nhau ra. Thầy khuyên quý vị trong khi sống với nhau thì phải nên sống hết mình hết lòng phải làm tất cả những gì phải làm để đến khi ra đi thì không còn gì luyến tiếc dính mắc.
Quán tâm từ là để phát triển lòng từ bi của mình bởi vì tu phải có hai phần: tự độ và độ tha. Tự độ là giải quyết những khổ đau phiền não của mình (Tu tứ niệm xứ, tụng kinh niệm Phật để giải trừ tội lỗi nghiệp chướng của mình, tu thiền để giải trừ vọng tưởng). Tự độ là giải trừ tội lỗi nghiệp chướng của mình chứ chưa tích tụ được phước đức, chưa bước lên con đường bồ tát, chưa Độ tha. Độ tha là làm lợi ích cho cuộc đời cho chúng sinh. Quán tâm từ giúp cho ta mớ tâm từ ra cho người khác, bước vào bồ tát đạo.
Hiện giờ chúng ta lo giải quyết phiền não của mình. Người nào tu tứ niệm xứ thì cứ tiếp tục như thế, người nào quán tâm từ được thì cứ mỗi ngày làm một lần hoặc nhiều hơn.
H : Ánh sáng của chư phật chói lọi làm cho chúng sinh trong Trung ấm thân sợ hãi. Có phải vì nghiệp thức của họ làm cho họ không biết theo Phật?
Đ : Đúng vậy, ánh sáng của chư phật chói lọi và đi kèm theo ánh sáng ấy cũng có ánh sáng mờ hơn của lục đạo. Người nào có nghiệp nặng thì thấy ánh sáng ấy chói lọi và cảm thấy khó chịu, và họ thích đi theo ánh sáng lu mờ. Người có nghiệp tốt thì không thấy anh sáng ấy chói lọi mà cảm thấy dễ chịu.
H : Khi chết rồi thì tâm và nghiệp có đi song song không?
Đ : Chúng nó đi song song
H : Như là nước chảy hoà vào vũ trụ, không còn là giọt nước nữa?
Đ : Mình không hòa vào vũ trụ được, chỉ hoà vào vũ trụ khi đạt tới trình độ trở về với Pháp thân mà thôi. Chỉ có các bậc bồ tát , Phật mới hoà được vào vũ trụ.
(Chép lại theo đại ý không theo nguyên văn). Nguyễn Xuân Hùng ghi lại.
1/ thiền quán tâm từ nguyên thủy, người ta tập khởi động lòng thương nơi trái tim trong lồng ngực rồi quán tưởng cho nó tỏa rộng ra ngoài.
2/ pháp quán tâm từ của thầy Trí Siêu, thầy kết hợp quán tâm từ nguyên thủy với quán chư Phật và ánh sáng của Mật tông. Thầy dậy cho Tâm chúng ta quen với những hình ảnh của chư Phật và ánh sáng, rất quan trọng với sự giải thoát. Xưa nay chúng ta không quen sống trong ánh sáng và với hình ảnh chư Phật cho nên sống trong tối tăm phải chịu cảnh Luân hồi. Theo giáo lý Mật Tông, sau khi chết trong bẩy ngày đầu người ta sẽ thấy ánh sáng của chư Phật nhưng vì không quen và không biết cho nên chúng ta không để ý, không đi theo nên không lợi dụng được giai đoạn Trung ấm thân này để giải thoát. Chúng ta luân hồi bởi vì dính mắc luyến ái với người thân. Tập quán tâm từ giúp ta quen với hình ảnh của chư phật với ánh sáng của chư phật để tẩy trừ phiền não của mình và sau đó cho cả chúng sinh (tự độ rồi độ tha). Nghĩ đến chúng sinh nghĩa là diệt bớt tâm luyến ái. Từ bi chính là đem an vui đến cho người khác chứ không phải chỉ nghĩ đến riêng mình.
VẤN ĐÁP
Hỏi: Tại sao có cảm giác nặng ngực khi quán tâm từ?
Đáp: Cảm giác ấy do vì phản ứng của nhiều nội kết khi gặp ánh sáng. Giống như khi ngồi thiền mà cảm thấy những cảm giác đau nhức người ngứa ngáy vân vân đó là các hành nghiệp đang được giải tỏa cũng như những phản ứng giữa các nội kết và ánh sáng từ bên ngoài đang lan tỏa ra trong người. Đừng lo, từ từ nó sẽ hết
H : Từ hồi con tập quan tâm từ con nghĩ đến người khác nhiều hơn.
Đ: Đúng như vậy
H: Có lúc con thấy ánh sáng có lúc không, có phải là do không đủ chú tâm?
Đ: Thấy hay không thấy ánh sáng không quan trọng. ở đây là nghĩ đến anh sáng và nghĩ đến chúng sinh cho quen thôi. Nếu thấy ánh sáng mà không nghĩ đến người khác thì cũng không bằng không thấy gì hết mà lại hay thương nghĩ đến người khác
H : Con cảm thấy ngón tay như muốn kéo anh sáng ra xa và cảm thấy khó thở.
Đ: Tu thiền không dùng đến ý chí mà phải để tự nhiên. Nếu muốn điều khiển hơi thở theo ý mình thì sẽ có sự chống lại. Nếu thở tự nhiên thì chúng ta sẽ không cảm thấy sự chống cưỡng lại. Về ánh sáng cũng vậy nếu chúng ta muốn điều khiển kéo ánh sáng đến thì sẽ có sự chống lại. Hãy để ánh sáng đến tự nhiên không điều khiển, không cần nó phải lan tỏa theo ý mình. Chúng ta chỉ cần biết là có anh sáng mà thôi. Trong quán tâm từ này thấy hay không thấy ánh sáng không quan trọng, ta chỉ cần biết tiến trình của ánh sáng đi xuống từ trên trời vào đầu, vào ngực rồi lan tỏa v.v… rồi để tự nó đi chứ không chủ động muốn nó phải đi theo ý mình. Cái đó trong đạo Phật gọi là vô tác( non agir). Để cho sự vật tự nó là, không cố ý muốn nó phải như thế nào.
H: Khi thầy giảng kinh lăng Nghiêm có dạy rằng quán tưởng thân tâm mình. Con quán tưởng ánh sáng nhưng không ở trong ánh sáng được lâu. Trước các buổi thiền có nên quán tâm trước khi quán ánh sáng không?
Đ : Không ! quý vị không biết ánh sáng ra sao thì trước buổi thiền chỉ cần lấy mấy cái hình mà thầy đã cho xem ra nhìn để nhớ nó ra sao mà thôi. Có thể trước buổi thiền, lấy các hình ấy ra xem lại như để camera tâm nhớ lại, trong buổi thiền để mặc kệ anh sáng muốn làm sao thì tự nhiên.
H: Quán tâm từ có phải là chuyển hoá Ái tự thân mình thành Ái lợi tha?
Đ : Quán tâm từ là yêu mình và yêu người khác. Thường thường ai cũng tự biết yêu mình nhưng yêu sai, ái ngã. Ái ngã khác với từ bi đối với mình. Thầy sẽ giảng thế nào là sự khác biệt giữa ái mình và từ bi với mình.
Ái tự thân : Ái (tanhâ) mang nghĩa xấu, thường thường cái ngã của mình muốn cái gì thì mình chiều nó, chiều theo tất cả những dục vọng xấu ác của nó vì trong Ái không có Huệ.
Tử bi: trong quán tâm từ chúng ta tập từ bi với chính mình và người khác trong đời sống thường ngày. Bắt đầu bằng tập từ bi trong tâm thức rồi lập một tiến trình để thể hiện cái từ bi này ra tình thương rồi tiếp tục biểu hiện ra tới thân mình.
Từ bi với chính mình là sao? là quay lại nhìn những cái khổ của mình, có phải là do chính mình gây ra hoặc do người thân của mình gây ra rồi tìm cách nhận diện và giải quyết nó. Quán tâm từ với mình nghĩa là ban vui cứu khổ cho mình trước. Sau đó mới nghĩ từ bi với người khác: lúc ấy có giận ghét ai thì sẽ quán xả, quán tha thứ. Tới đây mới chỉ là từ bi với chính mình trong tâm ý mà thôi. Nếu quán tâm từ xuống đến trái tim thì lúc ấy ta sẽ cảm thấy thương được mình, thương được người khác. Ở thế gian này không có ai thương mình bằng chính mình, do đó nếu tự mình không chữa lành được những sự sứt mẻ của con tim thì cầu đến ánh sáng của từ bi của chư phật. Trong giai đoạn kế, ta sẽ quán tâm từ với người xung quanh: tập nhẫn nại, không nổi sân, phải có trí tuệ để hiểu rằng những phiền não mà người khác gây ra cho mình là do họ bị vô minh thiếu trí tuệ, Ta nên thương hại họ. Tình cảm đối với họ phải là positive chứ không phải négative.
Quán tâm từ bằng ánh sáng là vì những mục đích trên. Hơn nữa quán tâm từ bằng ánh sáng cũng là để tập làm quen với ánh sáng. Nhắc lại là trong giáo lý Mật tông thì 7 ngày đầu sau khi chết chúng ta chỉ thấy ánh sáng. Ánh sáng trắng trong ngày đầu của Phật Tỳ lô giá na, Ngày thứ hai ánh sáng xanh của Phật A xúc bệ, ngày thứ ba ánh sáng vàng của Phật Bảo sanh, ngày thứ tư ánh sáng đỏ của Phật A di đà, ngày thứ năm ánh sáng xanh lá cây của Phật Bất không thành tựu, ngày thứ sáu cùng lúc năm màu, Ngày thứ 7 là bảy màu cầu vồng. Sau đó gió nghiệp thổi không còn thấy màu nào nữa và các cảnh trung ấm sẽ hiện ra.
H: Ánh sáng của Phật xuống đầu mình xuyên qua mình rồi xuống tới đất?
Đ : Đúng
H : Rồi ánh sáng ấy từ đất tỏa ra cho người khác?
Đ : Sai, ánh sáng tỏa ra cho người khác phải phát xuất từ tim mình
H : Ánh sáng nào tốt nhất?
Đ : Ai muốn màu nào cũng được, chỉ cần biết ánh sáng mà thôi. Nhưng nói chung ánh sáng trắng là tốt nhất vì ánh sáng trắng là tổng hợp của tất cả các màu khác trừ trường hợp những ai cầu tới những vị Phật đặc biệt.
H : Quán tâm từ ánh sáng có bổ sung cho phép quán tứ vô lượng tâm không?
Đ : Có, từ bi hỷ xả là bốn vô lượng tâm nghĩa là tỏa ra khắp chúng sinh. Quán tâm từ chính là từ bi vô lượng.
H : Khổ vì người thân qua đời thì chúng ta phải làm sao cho tim bớt bị thắt lại?
Đ : Khổ này là vì vô minh ái luyến. Chúng ta dùng tâm luyến ái mà cảm thấy mất mát người thân. Chúng ta nghĩ rằng mất mát người thân nhưng thật ra người này vẫn còn đó nhưng họ có một đời sống khác. Do đó ta có thể buồn nhưng không khổ. Muốn cho tim bớt bị thắt vì thì có thể quán chiếu bằng trí tuệ.
H : Không nên quán tâm từ cho người khác phái vì ta có thể bị dính mắc với họ?
Đ : Theo giáo lý Nam tông, ngài Bouddhagosa viết như thế trong Luận Thanh Tịnh Đạo. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng chúng ta không bắt buộc phải tin điều không hợp lý. Chúng ta chỉ cần giữ tâm bình đẳng đối với người khác phái mà thôi. Không quán tâm từ đến người khác phái dù họ là cụ già trẻ thơ, cha mẹ ông bà mình đó là một điều vô lý. Khi quán tâm từ đến ai thì chỉ cần nghĩ đến người đó thôi, không cần nhìn kỹ hình ảnh người ta.
H : Ở Mỹ quốc hiện giờ đang có quá nhiều người chết về bệnh dịch Covit 19 có phải vì dân Mỹ đang chịu cộng nghiệp và vì xứ Mỹ có quá nhiều tội lỗi?
Đ : Chết nhiều cùng lúc là công nghiệp. Nhưng xứ Mỹ có đến 300 triệu dân, so với nước Pháp 70 triệu dân thì tỷ lệ người chết không có nhiều hơn. Nói Mỹ nhiều tội lỗi thì không có gì chứng minh được.
H : Khi tôi chết rồi thì sẽ không còn liên hệ gì với gia đình của tôi sao?
Đ : Liên hệ gia đình sẽ hết nhưng chưa hết hẳn. Liên hệ ấy vẫn còn trong giai đoạn Thân Trung ấm. Sau khi người chết đã đầu thai vào một kiếp khác thì sẽ quên hết những kiếp trước để có thể sống một đời sống bình thường trong kiếp mới . Do đó liên hệ với gia đình cũ sẽ mất đi nhưng không mất hẳn mà nó sẽ đi vào chủng tử để rồi trong những kiếp sau nếu có dịp gặp nhau có thể trổ ra lại những tình cảm đặc biệt. Thường thường người ta vì sự luyến ái nên sợ mất đi người thân , luyến ái làm cho người ta không muốn rời bỏ nhau ra. Thầy khuyên quý vị trong khi sống với nhau thì phải nên sống hết mình hết lòng phải làm tất cả những gì phải làm để đến khi ra đi thì không còn gì luyến tiếc dính mắc.
Quán tâm từ là để phát triển lòng từ bi của mình bởi vì tu phải có hai phần: tự độ và độ tha. Tự độ là giải quyết những khổ đau phiền não của mình (Tu tứ niệm xứ, tụng kinh niệm Phật để giải trừ tội lỗi nghiệp chướng của mình, tu thiền để giải trừ vọng tưởng). Tự độ là giải trừ tội lỗi nghiệp chướng của mình chứ chưa tích tụ được phước đức, chưa bước lên con đường bồ tát, chưa Độ tha. Độ tha là làm lợi ích cho cuộc đời cho chúng sinh. Quán tâm từ giúp cho ta mớ tâm từ ra cho người khác, bước vào bồ tát đạo.
Hiện giờ chúng ta lo giải quyết phiền não của mình. Người nào tu tứ niệm xứ thì cứ tiếp tục như thế, người nào quán tâm từ được thì cứ mỗi ngày làm một lần hoặc nhiều hơn.
H : Ánh sáng của chư phật chói lọi làm cho chúng sinh trong Trung ấm thân sợ hãi. Có phải vì nghiệp thức của họ làm cho họ không biết theo Phật?
Đ : Đúng vậy, ánh sáng của chư phật chói lọi và đi kèm theo ánh sáng ấy cũng có ánh sáng mờ hơn của lục đạo. Người nào có nghiệp nặng thì thấy ánh sáng ấy chói lọi và cảm thấy khó chịu, và họ thích đi theo ánh sáng lu mờ. Người có nghiệp tốt thì không thấy anh sáng ấy chói lọi mà cảm thấy dễ chịu.
H : Khi chết rồi thì tâm và nghiệp có đi song song không?
Đ : Chúng nó đi song song
H : Như là nước chảy hoà vào vũ trụ, không còn là giọt nước nữa?
Đ : Mình không hòa vào vũ trụ được, chỉ hoà vào vũ trụ khi đạt tới trình độ trở về với Pháp thân mà thôi. Chỉ có các bậc bồ tát , Phật mới hoà được vào vũ trụ.
TTS- Posts : 34
Join date : 2012-01-03
YTT 1, Quảng Ngọc, thanhquan2012 and Diệu Lạc like this post
Similar topics
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 16/5/2020 qua Zoom
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 3.Trí Mỹ ghi lại.
» Buổi thiền Quán Tâm Từ-2 ngày 26/4/2020 qua Zoom
» buổi thiền YTT ngày 3/5/20. Phần 1. Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 2.Trí Mỹ ghi lại.
» buổi thiền YTT ngày 3/5/2020. Phần 3.Trí Mỹ ghi lại.
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum