Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Cầu siêu và Lòng Từ bi

Go down

Cầu siêu và Lòng Từ bi Empty Cầu siêu và Lòng Từ bi

Post  Thanh Định Tue Mar 09, 2021 3:15 pm

Kính bạch Thầy,

Đây là bài Pháp đàm con đã chia xẻ trên Zoom, nhóm thiền Metta, Paris hồi tháng 2 vừa rồi. Chị T.Quang khuyến khích mỗi người  " nói Pháp "  bằng cách tóm tắt lại một bài giảng của Thầy, đến phiên con thì đề tài này chị Thanh Quang chọn để con nói trong hoàn cảnh dịch bệnh, nhiều người rất đau lòng vì mất người thân. 
Sự hiểu biết của con nhỏ xíu như "hạt bụi", con xin được chia xẻ "hạt bụi" này đến các anh chị em bạn Đạo.
Nếu có điều gì con chưa hiểu đúng, con cuối đầu xin được Thầy từ bi chỉ dạy cho con thêm ạ.
A Di Đà Phật
Con
Thanh Định 

Cầu siêu và Lòng Từ Bi 
(Tham khảo từ bài giảng 
Cầu an, Cầu siêu
Tiếp độ người chết 
Cúng thí người mất )

1.   Cầu siêu cho ngừơi thân đã mất 
2.   Cầu siêu cho chính mình khi còn sống 

1. Cầu siêu cho ngừơi thân đã mất 
 
Ý nghĩa của việc Cầu siêu theo truyền thống trong dân gian là cầu nguyện cho người thân, người quen của mình đã mất được thoát khỏi cảnh khổ ở chốn Ta Bà,  vãng sanh đến cõi lành, qua những hình thức cúng kiến ở chùa hoặc trong gia đình, tụng kinh, tụng chú, và làm những mâm cơm đủ các loại thức ăn trong đời thường để cúng thất, cúng giỗ...

Nhiều thành kiến cho rằng truyền thống của lễ cầu siêu là do sự mê tín mà ra. 
Cầu siêu rất  quan trong và từ binhưng do cái tưởng sai lầm mà cầu siêu dễ dẫn đến mê tin. Vì mình tưởng người mất vẫn cần có tiền, cần có nhà ở,  cần xe hơi nên thường có tục lệ đốt những thứ vàng mã cúng cho người mất, đó là mê tín. 

Trong kinh Vu lan,  vì thương Mẹ phải đọa Địa ngục mà Ngài Mục Kiền Liên đã đến cầu Phật chỉ dạy cho Ngài cách cứu độ cho Mẹ.

Vào thời Đức Phật còn tại thế không có nghi lễ cầu siêu. 
Nhưng nếu hiểu giáo lý của đạo Phật thì việc cầu siêu mới có ý nghĩa đúng là làm vì thương người đã mất, giúp cho họ được vãng sanh đến cảnh giới an lành, hoặc cõi Cực lạc của Phật A Di Đà.

Với Lòng Từ bi, với tâm thành và thanh tịnh của thân nhân , Oai lực của chư Tăng Ni tu tập chân chính, Đạo tràng trang nghiêm, là nền tảng cần có để tạo nên môt sức mạnh tâm linh có hiệu lực khi cầu siêu để trợ duyên cho người đã mất được siêu thoát. Người còn sống thì có nhân duyên lễ Phật và nghe Kinh, nghe Pháp. 

Người mất sẽ không được hưởng gì của sự cầu siêu nếu không có sự tương xứng với luật Nhân Quả trong đạo Phật, vì nếu lúc còn sống, người ấy thường làm điều bất thiện, không tu hành, không tin có cõi của Phật A Di Đà, không có tâm cầu giải thoát, không sẵn sàng từ bỏ tài sản, danh vọng, vẫn muốn bám víu người thân và cái thân cũ của mình thì người ấy khi qua đời có siêu được hay không ?
 
Đừng quan trọng hóa việc cúng thức ăn vì khi ra đi, do nghiệp lực đã tạo, dù trong bất cứ nẽo luân hồi tái sinh nào, cảnh giới cao hay thấp, hoặc là Thiên, Nhân, A tu La, súc sinh, Ngạ quỷ hay Địa ngục, người mất cũng sẽ không được hưởng gì từ những thức ăn đó nếu không có sự tương ứng. 
Là Chư thiên thì không dùng thức ăn của loài người.
Tái sanh là người thì khi sinh ra là một em bé, cần có sữa mẹ .
Ngài Mục Kiền Liên nhờ có Thần thông mà thấy Mẹ đọa Địa ngục, đem cơm xuống dâng cho Mẹ nhưng nghiệp Ngạ Quỷ của Mẹ đã khiến cơm biến thành than lửa ăn không được. 
 
Tuy nhiên việc cúng thất 49 ngày thì cần làm vì trường hợp nếu chưa đi tái sanh, khi đó người mất được triệu thỉnh về nghe kinh và được hưởng mùi hương từ thức ăn, vì thế họ được gọi là hương linh. Ðồ cúng cần phải thanh tịnh, tuyệt đối không nên sát sinh để cúng, nếu làm thế thì người đã mất phải bị tội thêm. Nên làm đồ chay thanh tịnh, 3 món là đủ không cần nhiều.
 
Đi sâu hơn, qua một câu chuyện Thầy kể trong Tiểu bộ kinh thuộc Kinh Nam tông có tên là " Ngạ quỷ sự " cho thấy người mất họ cần PHƯỚC hơn đồ ăn.
Thông điệp mà Thầy dạy cho mình là hãy phát tâm cầu nguyện, bố thí, cúng dường và hồi hướng công đức của mình cho họ.

2.   Cầu siêu cho chính mình khi còn sống 

Bài học lớn nhất mà Thanh Định nhận ra qua sự giảng dạy của Thầy là hãy Tự độ mình, tự cầu siêu cho mình ngay trong hiện tại khi còn sống, còn tỉnh táo, đừng chờ đến khi khát nước mới đào giếng, đến khi nhắm mắt rồi mới đưa tên mình lên chùa cầu siêu, đó mới là người trí.

Trong các loại Nghiệp trổ ra khi lâm chung thì Tập quán nghiệp là tất cả những thói quen, tập khí mình làm suốt cuộc đời, thiện hay bất thiện, chỉ có khi mình còn sống thì mình mới có cơ hội chuyển nghiệp, bằng cách tu tập tích lũy cho mình những tập quán tốt, sống an lạc sửa soạn tâm mình để khi ra đi được nhẹ nhàng. 

Những tập quán tốt tâm hằng thường ghi nhớ:
Không nên Ái luyến, vì " Ái bất trọng bất sinh Ta bà ".
Sửa soạn ra đi, viết Di chúc để lại theo nguyện vọng của mình. 
Tham dự các khóa tu, học Phật pháp. 
Tu trong đời thường, tu chuyển hóa trong mọi hoàn cảnh. 
Giữ " Ý thanh tịnh, Tình vắng lặng, Thân buông xả ". 
Chí nguyện cầu giải thoát khỏi Sanh, Tử, Luân hồi. 

Thầy đã khuyên chúng ta trong một buổi thuyết pháp là: 
" Quý vị trong khi sống với nhau thì nên sống hết lòng, làm tất cả những gì phải làm để ngày ra đi không còn gì luyến tiếc dính mắc "

Thanh Định

Posts : 2
Join date : 2021-03-05

YTT 1, TTS and Thanh-Trường like this post

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum