Mười Trường Hợp Mà Mình Không Nên Nói Chuyện Với Người
Page 1 of 1
Mười Trường Hợp Mà Mình Không Nên Nói Chuyện Với Người
Kính Thưa Thầy,
Và thưa các bác, cô, chú, anh, chị,
Cách đây mấy năm Thầy có giảng Kinh Hiền Nhân. Nhờ vậy mà con mới được biết Kinh này (cũng như nhờ Thầy giảng mà con mới được nghe các Kinh có tên rất lạ như: Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Tệ Túc, Kinh Ví Dụ Lõi Cây, v.v…). Tuy vậy, con không có nhớ hết những điều trong Kinh. Gần đây con có mở vài trang Kinh Hiền Nhân ra đọc thì con gặp đoạn này, con rất “tâm đắc”. Con xin phép được post lên đây:
Mười Trường Hợp Mà Mình Không Nên Nói Chuyện Với Người:
-Một là người ngạo mạn.
-Hai là người ngu độn.
-Ba là người hay lo sợ.
-Bốn là người đang ham vui chơi.
-Năm là người hay e lệ (mắc cỡ).
-Sáu là người câm ngọng.
-Bảy là người cừu hận (thù hận).
-Tám là người đang đói lạnh.
-Chín là người mắc nhiều việc.
-Mười là người đang tham thiền tịnh lự.
Thưa Thầy, đây là 10 điều mà con ráng ghi nhớ, vì con rất sợ nói bậy và nói không đúng lúc. Trong 10 điều này thì cái mà con nhớ nhất là điều thứ 9. Con thường tự nhắc con là hễ thấy ai đang mắc bận, lu bu nhiều việc thì không nên nói chuyện với họ, muốn hỏi họ cái gì thì phải chờ cho họ bớt bận một chút rồi mới dám hỏi. Vì con thấy, họ đang lu bu nhiều việc quá mà mình còn nói chuyện, hỏi chuyện họ thì giống như là giao thêm việc cho họ, đó là phải trả lời cho mình. Như vậy thì làm cho họ dễ bị nổi quạu lắm. Mà nếu may cho mình là họ không nổi quạu, thì cuộc nói chuyện đó cũng không hiệu quả cho lắm. Nếu để cho họ làm xong việc rồi mới nói thì có hiệu quả hơn. Cho nên nếu không phải là chuyện gì cấp bách thì con thường tự nhắc mình tránh hỏi chuyện với người đang bận nhiều việc. Mà đây là điều mà con áp dụng với ngay cả những người rất thân với con. Như mỗi lần con phone cho Má của con thì trước tiên con phải hỏi là “Má có đang bận gì không?”. Nếu Má con đang bận lu bu trong bếp là con xin hẹn sẽ phone lại sau, Má con đồng ý ngay. Nếu con không nói như vậy mà tiếp tục nói chuyện thì Má con cũng nói, nhưng có vẻ không được tập trung lắm, không nghe rõ con đang nói gì… Con thấy vào Chùa (hay các khóa tu) cũng vậy. Những vị “trai soạn” thường là “tay chân không ngừng”, nếu đến hỏi chuyện với họ thì làm khó họ quá…
Điều thứ 10 cũng là điều mà con “tâm đắc”. Như là trong các khóa thiền hay khóa Phật thất, mọi người đều giữ chánh niệm, không nói chuyện… Nhưng tự nhiên có người đến nói chuyện với con là con thấy bối rối, gọi là “không biết tính sao” Vì nếu không nói chuyện lại với họ thì sợ họ buồn, mà nếu phải nói chuyện thì mình bị mất chánh niệm... Cho nên con thấy lời Phật dạy thật là hay quá.
A Di Đà Phật.
Diệu Hải.
Và thưa các bác, cô, chú, anh, chị,
Cách đây mấy năm Thầy có giảng Kinh Hiền Nhân. Nhờ vậy mà con mới được biết Kinh này (cũng như nhờ Thầy giảng mà con mới được nghe các Kinh có tên rất lạ như: Kinh Vị Tằng Hữu Thuyết Nhân Duyên, Kinh Tệ Túc, Kinh Ví Dụ Lõi Cây, v.v…). Tuy vậy, con không có nhớ hết những điều trong Kinh. Gần đây con có mở vài trang Kinh Hiền Nhân ra đọc thì con gặp đoạn này, con rất “tâm đắc”. Con xin phép được post lên đây:
Mười Trường Hợp Mà Mình Không Nên Nói Chuyện Với Người:
-Một là người ngạo mạn.
-Hai là người ngu độn.
-Ba là người hay lo sợ.
-Bốn là người đang ham vui chơi.
-Năm là người hay e lệ (mắc cỡ).
-Sáu là người câm ngọng.
-Bảy là người cừu hận (thù hận).
-Tám là người đang đói lạnh.
-Chín là người mắc nhiều việc.
-Mười là người đang tham thiền tịnh lự.
Thưa Thầy, đây là 10 điều mà con ráng ghi nhớ, vì con rất sợ nói bậy và nói không đúng lúc. Trong 10 điều này thì cái mà con nhớ nhất là điều thứ 9. Con thường tự nhắc con là hễ thấy ai đang mắc bận, lu bu nhiều việc thì không nên nói chuyện với họ, muốn hỏi họ cái gì thì phải chờ cho họ bớt bận một chút rồi mới dám hỏi. Vì con thấy, họ đang lu bu nhiều việc quá mà mình còn nói chuyện, hỏi chuyện họ thì giống như là giao thêm việc cho họ, đó là phải trả lời cho mình. Như vậy thì làm cho họ dễ bị nổi quạu lắm. Mà nếu may cho mình là họ không nổi quạu, thì cuộc nói chuyện đó cũng không hiệu quả cho lắm. Nếu để cho họ làm xong việc rồi mới nói thì có hiệu quả hơn. Cho nên nếu không phải là chuyện gì cấp bách thì con thường tự nhắc mình tránh hỏi chuyện với người đang bận nhiều việc. Mà đây là điều mà con áp dụng với ngay cả những người rất thân với con. Như mỗi lần con phone cho Má của con thì trước tiên con phải hỏi là “Má có đang bận gì không?”. Nếu Má con đang bận lu bu trong bếp là con xin hẹn sẽ phone lại sau, Má con đồng ý ngay. Nếu con không nói như vậy mà tiếp tục nói chuyện thì Má con cũng nói, nhưng có vẻ không được tập trung lắm, không nghe rõ con đang nói gì… Con thấy vào Chùa (hay các khóa tu) cũng vậy. Những vị “trai soạn” thường là “tay chân không ngừng”, nếu đến hỏi chuyện với họ thì làm khó họ quá…
Điều thứ 10 cũng là điều mà con “tâm đắc”. Như là trong các khóa thiền hay khóa Phật thất, mọi người đều giữ chánh niệm, không nói chuyện… Nhưng tự nhiên có người đến nói chuyện với con là con thấy bối rối, gọi là “không biết tính sao” Vì nếu không nói chuyện lại với họ thì sợ họ buồn, mà nếu phải nói chuyện thì mình bị mất chánh niệm... Cho nên con thấy lời Phật dạy thật là hay quá.
A Di Đà Phật.
Diệu Hải.
Dieu Hai- Posts : 18
Join date : 2012-01-12
Similar topics
» Ý TÌNH THÂN và DUY THỨC
» PHẬT TỬ TU TẠI GIA CÓ GIẢI THOÁT ĐƯỢC HAY KHÔNG?
» Mười Hai Nhân Duyên
» Notes ghi chép từ bài giảng ở Zoom 17/12/2022 - Ôn lại đề tài tu là chuyển hóa phiền não.
» Làm sao biết là mình đang "CHẤP"?
» PHẬT TỬ TU TẠI GIA CÓ GIẢI THOÁT ĐƯỢC HAY KHÔNG?
» Mười Hai Nhân Duyên
» Notes ghi chép từ bài giảng ở Zoom 17/12/2022 - Ôn lại đề tài tu là chuyển hóa phiền não.
» Làm sao biết là mình đang "CHẤP"?
Page 1 of 1
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum