Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Notes ghi chép từ bài giảng ở Zoom 17/12/2022 - Ôn lại đề tài tu là chuyển hóa phiền não.

Go down

Notes ghi chép từ bài giảng ở Zoom 17/12/2022 - Ôn lại đề tài tu là chuyển hóa phiền não. Empty Notes ghi chép từ bài giảng ở Zoom 17/12/2022 - Ôn lại đề tài tu là chuyển hóa phiền não.

Post  thanhnguyet Sat Dec 17, 2022 11:07 pm

Câu hỏi cho bản thân: Sau một thời gian tu học khá lâu – phiền não của mình có vơi đi được bao nhiêu không? Ví dụ ngày xưa mình hay giận hay buồn 10/10 thì sau một thời gian tu học mà nhìn lại thì mình có bớt buồn không? Nếu bớt thì tu trúng mà nếu không bớt thì mình tu không có trúng. Và bản thân mình phải xem lại cách tu của mình?
Dưới đây là những vấn đề chính mà Thầy đã ôn lại cho Phật tử trong buổi Zoom hôm nay. Con kính xin phép Thầy và quý ACE được post lại notes mà con ghi chép lại sáng nay.

1. Học đạo với một vị Thầy: thường chúng ta đi học đạo thì cần Văn Tư Tu – Văn là phải nghe – khi tìm đến vị Thầy là để học đạo – học những giáo lý phật pháp, học những tư tưởng mới. Thường thường chúng ta đến chùa để tụng kinh niệm Phật, đi theo những nghi lễ chứ chưa có để ý đến chuyện học đạo. Khi quý vị đến gặp một vị Thầy là để học đạo, thường khi chúng ta tiếp xúc với một vị nào đó thì chúng ta sẽ sinh ra tình cảm và dễ sinh ra dính mắc vào vị Thầy đó. Mình đến với một vị Thầy để học giáo lý chứ không có dính mắc vào vị Thầy. Dính mắc vào vị Thầy là sao? Là mong vị Thầy làm cái này làm cái kia đúng theo ý mình. Nếu vị Thầy đó không giữ giới không tu đàng hoàng, thì quý vị có thể lẳng lặng đi tìm vị Thầy khác. Hoặc nếu vị Thầy đó không làm theo ý mình.... mình thích cái gì thì mình phóng chiếu lên người khác, mình phóng chiếu sự ưa thích của mình lên người khác. Ví dụ mình ưa thích ca sỉ, bác sĩ thì mình phóng chiếu lên con của mình và mình muốn nó làm ca sĩ, bác sĩ. Phóng chiếu là sao? Là muốn sự vật theo ý mình. Nếu khi mình gặp sự việc không theo ý mình thì đó là cơ hội để mình có dịp tự xem xét chính mình, phản quang tự kỷ - tức lấy ánh sáng đó để soi lại chính mình.

Vị dụ nếu mình đúng 100% - làm đúng nhưng người kia vẫn không nghe mình – tại vì đời trước mình đã nói dối rồi, đó là nhân quả - mình làm cái gì mà nó không xảy ra theo ý mình.

2. Phiền não: sự giao tiếp qua lại – khi mình học đạo thì có 2 sự qua lại – sự qua lại giữa Thầy và bạn, giữa bạn và các bạn đạo. Thường thường chúng ta học đạo – thì ngoài việc học đạo ra chúng ta còn có sự qua lại, sự qua lại tình cảm giữa mình và vị thầy và giữa mình và bạn đạo. Trong bạn đạo thì có người mình thích và có người mình không thích, có người bình thường, có người mình ghét và có người mình thù. Một khi mình ghét ai đó, và nếu người đó đi khóa tu thì mình không đi nữa, hoặc mình gặp họ mình chỉ muốn né, và vô tình chính mình để cho người đó có power. Vì có mặt họ thì mình không muốn xuất hiện, thay vì mình đi khóa tu là để học với vị Thầy đó.

3. Buồn giận: Nếu mình có buồn giận thì mình phải hỏi là tại sao là mình lại buồn giận, cái đó là si mê. Mình chỉ nên buồn khi tâm mình còn tham sân si, và hãy dành cái buồn của mình cho đúng chỗ. Be sad for a good cause. Còn người khác làm cái gì sai quấy thì nên để cho luật nhân quả nó xử lý. Còn nếu mình buồn ông thầy thì phải quay lại xem coi mình còn chấp ngã, sự vật không theo ý mình. Mình muốn thầy làm cái này mà ông thầy không cho thì buồn. Muốn chồng con hay vợ của mình làm theo ý mình. Buồn đó là buồn si, vì vô minh nên mới buồn. Buồn thì nên buồn – buồn là quả là cái khổ và đi tìm nguyên nhân, nguyên nhân là sự vật không theo ý mình. Chánh niệm tỉnh giác là nhìn thấy căn cơ của chính mình. Mỗi khi mà mình buồn khổ phiền não thì quý vị hãy lấy công thức là sự vật không theo ý mình. Còn ngoài ra ai làm gì là chuyện của người ta, không phải là chuyện của mình. Và phải nói với cái Ngã, cái Ta, cái tôi là mình quá si mê nên mới buồn. Và nếu sự việc không xảy ra theo ý mình là do mình không đủ Phước. Nếu cái Ta cái Mình của mình không được như ý nên cái Ngã nó bị tổn thương. Vì nếu không còn chấp ngã nữa thì không có sự buồn giận. Tại sao vậy? Tại vì chỉ có sự vật đang diễn ra thôi. Vì tâm của ngũ uẩn bên này chấp ngã nên bị tổn thương, còn tâm ý bên này thì luôn luôn nhìn sự vật theo sự ưa ghét của mình.
Tu tập có trí tuệ là sao? Là tu tập theo sự vật như là? Như là là làm sao? Là để nó xảy ra theo sự tự nhiên của nó không có dính mắt. Cái gì mình ưa thì mình cho nó là đúng, cái gì mình không ưa thì mình cho nó là sai. Mình chỉ có khổ dài dài, khổ triền miên và khổ vô lượng vô kiếp.

4. Tất cả phiền não của mình đều bao quanh 3 phương diện: ngã, ngã sở và thế giới.
Ngã: chúng ta cho cái Ta là có thật, cái Ta là một cái Big Big Illusion là một cái sự đại mê mờ. Cái Khổ của mình đều là do sự chấp ngã – đó là cái sự chấp TA. Đó là một cái nguyên nhân chính của sinh tử luân hồi.

Ngã Sở: là một cái ngã thuộc về cái Ta. Chúng ta chấp vào những cái thuộc về Ta – là những cái gì: vợ, chồng, con cái, cha mẹ anh em... cho đó là của mình. Chồng của mình, con của mình, vợ của mình, cha mẹ của mình. Kế tiếp đi ra xa hơn là nhà của mình, tiền của mình, xe của mình... đi ra những cái ngã sở mà không biết rằng những cái ngã sở đó chỉ là vở kịch, chỉ là tạm bợ, chỉ để đóng vai để chúng ta tu tâm sửa tính của mình mà thôi. Tất cả những buổi đi tu tập dài ngày như 10 ngày, 20 ngày.... nhập thất chỉ là những cơ hội để cho mình tu tập nhận diện bản thân mình thôi. Nhưng không phát sinh trí tuệ và sự hiểu biết của mình. Muốn phát sinh trí tuệ thì cần phải có Văn là nghe – Nghe Pháp để làm giàu trí tuệ của mình.

Ta chỉ nói về khổ và phương pháp diệt khổ. Khổ chỉ là những phiền não buồn giận.

Chân lý:
là sự giao tiếp – interaction giữa Ngã, Ngã Sở và Thế giới và hiểu được điều này là mình vơi đi được 50% rồi. Tất cả những sự buồn phiền của mình là sự giao tiếp của mình với những người xung quanh mình. Những người mà mình gặp không phải là của mình mà họ chỉ là những chúng sinh thôi. Những chúng sinh đó khoát lên họ là thân tứ đại... và họ đóng một cái vai gì đó của mình, đóng vai người thân, đóng vai oan gia, người thù của mình để làm gì? Để mình học những bài học thấp và để tiến hóa lên mức cao hơn.  Tất cả những người làm vừa ý hay trái ý mình đều là những người đóng kịch với mình mà thôi.

Thế giới: khung cảnh xung quanh của mình – trong duy thức gọi là cảnh giới y báo. Khi chúng ta đến thế giới này cõi Ta Bà là một ý báo. Cảnh cực lạc là một y báo. Chúng ta cho thế giới xunh quanh mình là thật. Đây cũng là một illussion rất lớn vì mình sờ mó được – 6 giác quan nhận thấy được. Và đó là ảo và đó là một giấc mơ. Giống như khi mình ngủ mình mơ nên mình tưởng đó là thật. Trong giấc mơ luôn luôn có 3 cái: có mình, có cảnh và có những người trong giấc mơ ... đều là Ảo hết. Mind projection – sự hiển lộ - sự phóng chiếu của tâm mà thôi.

Chúng ta sống trong thế giới ảo rất là nhiều. Thế giới ảo là gì, youtube, facebook, Tiktok... tâm nghĩ ra cái gì thì mình phóng chiếu và đưa lên màn ảnh. Và những người khác thì giao thoa và sau đó sinh ra phiền não.

Người và cảnh: người khác nói gì, làm cái gì có vừa ý hay trái ý mình. Hoàn cảnh có vừa ý hay trái ý mình. Hoản cảnh không theo ý mình.

Vấn đề chuyển hóa phiền não thì làm sao bây giờ? Khi gặp những hoàn cảnh trái ý mình thì mình giải quyết ra làm sao? Vì mình đến cõi này là để học sự kham nhẫn, và luôn luôn có những chuyện xảy ra trái ý mình. Và mình là những linh hồn tiến hóa, và phải học những bài học khó. Và gặp những bài toán khó mà mình giải được thì mình sẽ được lên lớp. Còn nếu không giải quyết được thì mình buồn, mình khóc....
Chúng ta sống ở đây cũng vậy, có những người tu rất an nhiên tự tại... nhưng nếu mình còn phiền não thì mình chưa học được bài học cần học. Tại vì mình còn vô minh. Thông minh trong đạo gọi là trí tuệ, trí tuệ là khả năng giải hóa phiền não. Người tu không phải là luôn luôn tránh né phiền não. Những sự trái ý, sự khổ nó luôn luôn đưa tới. Mỗi khi những sự trái ý hoan cảnh trái ý đưa tới thì phải biết đó là bài học khó và mình phải giải bài toán khó đó.

Công thức ở đây là:
Ở lại lớp là sao? Kiếp sao tái sinh lại và lập lại lần nữa? Lấy vợ lấy chồng, sinh con.... và tiếp tục như thế cho đến khi mình hết khóc, hết phiền não... cứ ở lại lớp như thế đi tới đi lui trăm ngàn kiếp.... và pháp giới rất kiên nhẫn và lại gửi một ông Thầy tới.... gửi một ông Phật tới để dạy...
Chư phật bồ tát ... dạy xong thì đi rồi lại gửi người khác tới dạy... Pháp giới và chư Phật có nhiều thời gian để chờ còn chúng ta thì có nhiều thời gian để đau khổ.

Tu: Tu là tới chùa – tới chùa học đạo – mình thấy bà con cô bác tụng kinh, trì chú, niệm phật, ăn chay, làm phước.... sau một thời gian mình nhìn lại coi mình có sự thay đổi gì không? Có từ bi, có bớt buồn, bớt giận, bớt khóc, bớt chỉ trích người khác không.....còn nếu mình không có bớt gì hết thì những việc tụng kinh, trì chú, ăn chay... chỉ có tạo thêm phước mà thôi chứ không có tạo trí tuệ. Vậy thước đo người tu là gì? Là khả năng hóa giải phiền não, khả năng hóa giải cái buồn giận của mình. Phật tử phiền não thì tới chùa.

Nghiệp là gì? Đa số chúng ta tới chùa là chúng ta bị quả nghiệp – quả nghiệp là quả khổ? Tu là chuyển hóa phiền não? Là mình đã tiến hóa về mặt tâm linh rồi. Nếu tâm mình còn si mê thì còn phiền não, còn nếu mình không còn si mê thì mình đã tiến hóa.
Journey of soul – hành trình của linh hồn – Michael Newston... Life Review – nhìn lại xem mình đã làm gì, lầm lỗi gì... họ chỉ dẫn cho mình những sai lầm của mình... họ trở lại cõi trần để thọ lãnh cái quả và học bài học mới, để hóa giải những bài học cũ.

Ngã sở: Tất cả những người xunh quanh chúng ta mà chúng ta gặp trong cuộc sống họ đều là những thân bằng quyến thuộc của mình – ngay cả người mà mình ghét cũng thế. Chúng ta lúc nào cũng tưởng rằng cùng ruột thịt thì phải thương yêu nhau... hay vợ chồng phải thương yêu nhau, đó chỉ là tâm thức cộng đồng – đó chỉ là về đạo đức xã hội mà thôi. Còn bây giờ mình học đạo Phật rồi thì tất cả đều là thân bằng quyến thuộc của mình và ở mỗi một đời mình sẽ gặp những người khác nhau...

Mình phải tìm hiểu chân lý giúp mình giải thoát khổ đau. Tìm hiểu tại sao nó lại đưa đến những cái này. Nếu mình thích người nào thì mình thích ở cùng phòng với người đó, còn nếu mình không ưa người nào thì mình ngồi xa xa.... nếu quý vị đi tu học với Thầy cả chục khóa tu thì cũng thế mà thôi... không có tiến bộ. Mỗi khi mình ưa ghét thì quay lại nhìn xem chính mình, lấy phiền não thành bồ đề. Lấy ngay cơ hội đó để chuyển thành bồ đề, chuyển cái ưa ghét của mình với trí tuệ, thì nó là thật sự không có gì đáng ưa, không có gì đáng ghét. Không có gì đang ưa thì không có lòng dục khởi lên. Không có gì đáng ghét thì không có lòng sân nổi lên.

Không nghĩ xấu và nói xấu người khác. Đó là tu ngay trong cuộc sống của mình. Có trí tuệ mình tu 24/24 – còn không có trí tuệ thì lâu lâu mới tu mà tu. Tập cho mình không nghĩ xấu và nói xấu người khác, nhất là khi người nào làm cho mình khó chịu và điều đó ok và nhớ tập không có ghét người ta. Người ta làm xấu hay làm ác đó là chuyện của người ta. Còn phản ứng ưa hay ghét là chuyện của mình. Khi mình khởi lên cái ghét là trong tâm của mình đang có ý tưởng xấu rồi. Đức Phật – Bồ Tát không có ưa hay ghét ai hết mà chỉ có thương thôi.
Cái người chơi tốt với mình thì mình thường vì người đó dễ thương.
Tất cả những người đáng ghét là đáng thương – và ghi luôn tên mình vì mình cũng đáng thương.
Còn bên mình ưa thì ghi là dễ thương – vì họ làm theo ý mình.
Đời sống của con người rất là đơn giản nhưng cũng rất là nghèo nàn. Có hai chữ ưa ghét thôi nhưng cứ làm tới làm lui.

Ý Tình Thân – tu làm sao cho tình của mình vắng lặng – không ưa ghét. Tình vắng lặng. Tu là phải hiểu tại sao mình ưa ghét. Muốn hết ưa ghét thì xem lại Ý của mình. Do mình phán xét sai? Ưa thì tâm tham khởi lên và ghét thì tâm sân khởi lên.
Luôn luôn phải chuyển tâm ý từ negative thành positive. Tu là chuyển tâm ý và nhìn lại xem mình còn ưa ghét buồn giận hay không?
Ngoài những giờ học chung với nhau thì mình còn lăng xăng không? Tu là tu trong đời sống hàng ngày chứ không phải ấn định hai ba tiếng.
Tu Ý Tình Thân là sao? Ý Thanh Tịnh, Tình vắng lặng tâm buông xả.
Tất cả những khổ đau của mình

Câu hỏi: Chữ Ưa và Thương nó khác nhau thế nào?
Chư Ưa nó nhẹ: Ưa thích và thương yêu- ban đầu cái ưa là mình cảm thấy vừa lòng, nó vừa ý mình. Xong rồi nó vừa ý hơn nữa thì sự việc đó nó làm cho mình vui thêm thì đó là thích. Và cái thích đó thì người và vật... và nó tăng lên và sau đó cái thích đó nó chuyển sang con người. Khi bắt đầu đi sang con người thì nó có thương và yêu. Thương và yêu nó gần giống nhau. Chữ thích là Like – còn chữ Love là yêu. Love nó mạnh hơn một chút. Thương yêu là love. Chữ love nó hẹp hơn và thường dành cho người khác phái, còn chữ thương nó bao rộng hơn chữ yêu. Nó không có liên quan đến nam nữ. Ưa Thầy nói ở đây nó nhẹ hơn, chỉ có cảm tình, không có sự dính mắc.
Khởi đầu là ưa.... ráng tập bớt ưa bớt ghét.

Chết bất đắc kỳ tử: Những người chết bất đắc kỳ tử như là ngủ rồi chết và đi luôn hoặc té và chết... – nếu ở ngoài nhìn vào thì thấy họ sướng vì không có bị đau ốm gì hết và được chết. Còn những người chết đó rất khó siêu nếu họ chưa chuẩn bị. Do đó, những người này nên viết xuống 1 tờ giấy và dán để ở tủ lạnh hay đầu giường là trong trường hợp tôi bị chết bất đắc kỳ tử thì xin làm cho tôi những việc này hoặc tôi muốn làm điều này... viết ra dặn dò hết. Và luôn sửa soạn chuẩn bị cho mình ra đi bất kỳ khi nào.
thanhnguyet
thanhnguyet

Posts : 2
Join date : 2021-03-01
Location : Sacramento, CA

https://www.facebook.com/ThichTriSieuFanpage/

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum