Diễn Đàn Ý Tình Thân
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Ghi chép tham vấn Phật pháp ở Zoom Jan 14th 2023 - Bồ Tát Đạo - Nội Thí

Go down

Ghi chép tham vấn Phật pháp ở Zoom Jan 14th 2023 - Bồ Tát Đạo - Nội Thí  Empty Ghi chép tham vấn Phật pháp ở Zoom Jan 14th 2023 - Bồ Tát Đạo - Nội Thí

Post  thanhnguyet Sun Jan 15, 2023 4:04 am

Zoom 14 Jan 2023 Đề tài:Tham vấn Phật pháp

Câu hỏi: Thế nào là hành Bồ tát đạo?
Có nhiều người thọ Bồ tát giới – thích hành Bồ tát đạo, nhưng thấy cái tâm của họ chưa được thuần thục lắm, nói một cách khách là những người này mang tiếng hành Bồ Tát đạo nhưng mà tâm của họ còn nhiều ngã mạn, độc tài, tự cho mình là biết nhiều hơn người khác, tự cho mình là là giỏi tại vì biết Phật pháp nhiều, biết tụng kinh, biết hướng dẫn người khác tu hành... nhưng bù lại lại gây phiền não cho người khác, những người này đến chùa lại được giao cho công việc phụ giúp chùa, trả bills chùa, sai sử những người Phật tử mới tu, làm cho những người mới biết đến đạo Phật mau chán nản, không muốn đến chùa nữa, không tu nữa. Câu hỏi đó là những người hành bồ tát đạo như thế có đúng hay không? Nếu không thì thế nào là Bồ Tát Đạo?

Trước hết Bồ Tát là gì? Trong bồ tát có 2 chí hướngmột chí hướng là tu để giác ngộ giải thoát mình, cái đó gọi là con đường của nhị thừa – nhị thừa tức là hai thừa, và hai thừa đó là thanh văn thừa và duyên giác thừa.

Thừa là cỗ xe – hai loại hành giả đi theo con đường thanh văn thừa – gồm các bậc thánh: Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán. Đó là con đường họ tu giải thoát và nhập niết bàn và đó là con đường tự độ

Duyên giác thừa: Bích chi Phật – Silent Buddha – những vị Phật giác ngộ - nhưng im lặng và gọi là Silent vì họ không có khả năng thuyết phát. Và các hàng thanh văn cũng thế họ là những người đã diệt sạch lậu hoặc và phiền não nhưng mà họ không có khả năng giáo hóa người khác, không có khả năng thuyết phát. Muốn giáo hóa người khác thì phải có trí tuệ và có nhiều thứ khác. Và hành giả đó phải trau dồi nhiều đức tính mà trong đạo gọi là Ba La Mật. Tức là những virture ba la mật.
Tức là sao? Đức Phật thường nói:
“Không làm việc ác, siêng làm việc lành, giữ tâm thanh tịnh”

Ba điều này thôi. Các hàng thanh văn hay nhị thừa thì tất cả các điều ác họ không có làm, chắc chắn bậc thánh là không có làm việc ác, và tâm họ thanh tịnh. Siêng làm việc lành nhưng mà việc tốt họ có làm nhưng không có đủ mạnh tức là không thể làm việc giáo hóa chúng sinh. Mình làm việc điều ác tức là mình không có làm tội lỗi thôi. Nhưng mình chưa hẳng là người tốt vì mình thiếu phước. Cái phước đó ở đâu ra, cái phước đó phải do giúp đỡ người khác mà sinh ra. Làm lành nhưng chưa đủ - vì chưa có giúp đỡ người khác.

Con đường của Bồ tát nó khác một chút xíu. Hàng nhị thừa họ là bậc thánh, họ tu hành – họ xứng đáng được nhận cúng dường. Và cúng dường những bậc thánh đó thì mình được phước.
Có những người tu đắc đạo nhưng họ chỉ ở trong rừng núi thôi, vì họ không có chí nguyện độ sinh. Họ đi ra họ không biết thuyết pháp làm sao hết. Tại vì họ chỉ sống trong thiền định. Có những người chuyên môn thiền định thì họ có thể đắc đạo, nhưng họ không thể đi ra để độ sinh. Người mà độ sinh đòi hỏi nhiều đức tính khác. Người đi độ sinh thì phải có trí tuệ. Còn mình có thể đắc định, đắc thiền, mình thấy cảnh giới này, cảnh giới kia, mình ngồi thiền mình thấy mình bay đi đây bay đi đó, bay tới các cõi Phật, cúng dường Bồ tát.

Cái thừa thứ ba là Bồ Tát Thừa (Bodhisattva-carya-vatara) là những bậc tu hành mà hướng đến quả vị Phật. Tại vì chỉ có Phật mới có đầy đủ Phước Đức và Trí Tuệ để cứu độ tất cả chúng sinh.

Danh từ trong đạo Phật gọi là Minh hạnh túc hay là lưỡng túc tôn. Minh hạnh túc là đầy đủ, minh là sự sáng suốt giác ngộ và hạnh tức là tất cả các công hạnh. Cho nên một vị Phật phải có đầy đủ 2 cái hạnh đó (nói cách khác phải có Từ Bi và Trí Tuệ)
Muốn hành Bồ Tát thì phải biết và hiểu Bồ Tát là cái gì? Bồ Tát là Boddhi Sattva – Bodhi là Giác, Sattva là người. Bồ Tát là giác hữu tình. (Người giác hữu tình có tình cảm) Giác hữu tình có 2 nghĩa: tự giác và giác tha. Tức là mình đi tìm sự giác ngộ cho chính mình và sự giác ngộ cho kẻ khác gọi là giác tha.

Những người về Cực lạc có 2 loại chí nguyện khác nhau – một là về Cực lạc với chí nguyện của Thanh văn, tức về cực lạc và ở nguyên trên đó, không có muốn đi đâu nữa hết. Hai là về Cực lạc với chí nguyện Bồ Tát là về Cực lạc để tu học với các Đức Phật A Di Đà và các vị Bồ tát và trở về cõi Ta Bà để tiếp tục độ sinh. Tại sao? Tại vì chúng sinh ở cõi này đã từng là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái của mình. Mình thương lắm, nhưng hiện nay mình thương mình chỉ làm khổ nhau thôi. Vì trong người mình chỉ có chia sẻ được những cái tham sâ, si, buồn giận, yêu thương với người thương của mình thôi. Trong người mình chỉ có biết chia sẻ tham sân si thôi, chứ không có biết chia sẻ Từ Bi Hỷ Xả.
Người muốn làm Bồ Tát Đạo thì trước hết phải phát Bồ Đề Tâm (Boddhichitta), (Boddhi Mind – Cái tâm giác ngộ); Tâm Bồ Đề là làm sao? Là cái tâm tìm cầu giác ngộ để mà cứu mình và cứu người. Sau khi hành giả phát Bồ Đề Tâm rồi thì hành giả làm cái gì tiếp? Thứ hai là phải sám hối tội lỗi, tại vì nhiều đời nhiều kiếp mình đã tạo rất là nhiều tội mà tội là những nghiệp ác. Làm nghiệp ác thì gọi là Tội. Khi nghiệp ác trổ ra thì mình không thể giúp ai được hết. Cho nên người Tu cần phải Sám hối tội lỗi, tức là phải nhận ra những nghiệp xấu của mình và phải phát nguyện sám hối tội lỗi, từ nay trở đi không làm những việc ác này nữa mà chỉ có làm lành mà thôi.

Kế đến là phát Bồ Đề Tâm: tức là trong tâm của mình phát nguyện – đứng trước Phật phát nguyện – con sinh nguyện tu hành để mà cứu độ chính mình và cứu độ tất cả chúng sinh.
Do đó người làm Bồ Tát Đạo là phải làm các điều này, chứ không phải là người cứ đi vô chùa, hỏi thầy cô có cần làm gì không thì con giúp, nấu bánh tét, bánh ú, làm công quả ở chùa.., vv.
Bồ tát là người phải tu hành và luôn luôn tìm cầu sự giác ngộ cho chính mình và cho người khác. Không phải là người đi vào chùa giúp cho chùa. Đó là việc tốt, chứ chưa phải là Bồ Tát Hạnh.
Sau khi mình phát bồ đề tâm, tức là làm khởi lên cái tâm đó tức là luôn luôn suy nghĩ như vậy và mình làm cái này để tìm cầu sự giải thoát sinh tử luân hồi không phải chỉ cho mình mà còn cho người khác nữa. Làm Bồ Tát không phải lúc nào cũng làm đủ việc trong chùa thức khuya dậy sớm....
Làm Bồ Tát (BT) phải làm với cái tâm gì? Tâm cầu danh hay tâm thanh tịnh?

Sau khi phát Bồ Đề Tâm rồi thì phải luôn luôn nuôi dưỡng cái tâm đó. Cái đó mới là phát bồ đề tâm trong tâm thức thôi. Kế tiếp là phải thực hành. Bồ tát phải đi qua con đường thực hành. Gọi là Bồ Đề Tâm Hạnh.

Sau đó là phải biết giữ gìn tâm ý – biết giữ giới – phải canh chừng cái Ý của mình, có khởi lên Tham, Sân Si nghĩ bậy không? Giữ tâm thanh tịnh – Luôn giữ gìn kiểm soát cái tâm của mình – Mỗi khi cái tâm của mình khởi lên buồn, giận, tức, ganh... là Bồ Tát phải nhìn thấy ngay, nhìn thấy để mà thanh lọc nó, và thấy khi cái tâm của mình khởi lên cái gì để purify nó. Bồ Tát là người phải Tu Tâm nhiều nhất.

BT phải Tu hạnh nhẫn nhục: kiên nhẫn, nhẫn nại – Bồ Tát (BT) phải có khả năng chịu đựng được những cái nghịch cảnh – nghịch cảnh đó từ vật chất tới tình cảm, tinh thần. Tức là phải chịu đựng được mọi hoàn cảnh: nóng lạnh, đói khát, ruồi muỗi.. đó là về vật chất. Còn về tình cảm/ tinh thần thì nếu ở chùa có ai chê gì đó thì buồn, giận... bị ai chê thì có nhiều cách phản ứng: giận tức người nói. Còn nếu người có tu hạnh nhẫn nại thì sẽ có tâm cầu tiến, ồ anh chị nói nó không ngon thì tôi cần làm gì để cho nó tốt hơn? What can I do to improve it? Bồ Tát là người cần hoàn thiện bản thân của mình, cần hoàn thiện Ba La Mật (Professional)

Tại sao có những người ngày xưa đệ tử của Đức Phật chỉ nghe Ngài nói một hai câu là giác ngộ liền? Chưa cần vô chùa tu đã giác ngộ liền. Tại vì nhiều đời họ đã từng tu Ba La Mật. Ba La Mật là những cái Hạnh. Gọi là Đức Hạnh (Qualities/virtures) – là những đức hạnh đức tính, họ đã tích tụ nhiều đời nhiều kiếp rồi. Cho nên chỉ cần được khai mở, nói những lời chân lý là họ bừng sáng liền.

Bồ Tát là người có hạnh nhẫn nhục
tức là BT không có giận, mà nếu có giận nữa thì giận ít ít thôi. Trong bụng giận – còn ở ngoài vẫn cười. Còn BT mà hay giận hay khóc thì đó không phải là BT mà chỉ là chúng sinh thôi.
BT phải tu hạnh tinh tấn ba la mật: không có được lười biếng – tinh tấn tu hành – tinh tấn trao dồi những đức hạnh, không phải tinh tấn ngồi thiền, tụng kính, niệm Phật. BT phải Tu. Tu 6 cái ba la mật - 6 cái công hạnh/ đức hạnh.
Thiền Định
Trí Huệ

Bồ tát là người phải tu hành – ngoài chuyện tu sửa tâm của mình như các hàng thanh văn tức là thanh lọc tâm ý của mình, từ bỏ tham sân si. Bồ Tát phải tu hành thêm về Tứ Vô Lượng Tâm Từ Bi Hỷ Xả. Và sau đó BT phải tu 6 ba la mật (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ). BT đòi hỏi/requires nhiều thứ và đòi hỏi nhiều thứ. Còn BT nấu ăn cho chùa, làm kế toán cho chùa, làm website cho chùa, làm đủ thứ cho chùa..e.tc thì đây chỉ là kỹ năng mà thôi, chưa phải là điều chính vì BT cần tu cái tâm, làm tất cả các hạnh chỉ vì cần thanh tịnh, để tức tụ phước và huệ, tăng trưởng từ bi hỷ xả. Đây là phần tự độ thôi

Còn muốn đi ra độ sinh thì phải cần thêm những đức tính khác, đó là tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) và ngũ minh.
BT phải ái ngữ - nói những lời êm diệu – không nói những lời ác ngữ - chê bai chỉ trích người khác. Ai làm sai mình không có bắt buộc phải khen, vì khen là ba xạo. Khen là ỷ ngữ. Ái ngữ không phải là ỷ ngữ. Ái ngữ là nói những lời êm diệu nhẹ nhàng nhưng mà phải chánh ngữ, còn ỷ ngữ là nói vuốt ve, nói ba xạo. Cái đó nói không có nên.

Lợi hành: tứ nhiếp pháp là 4 điều kiện cần có để mà thâu phục để chúng sinh đi theo mình.
Đồng Sự: chúng sinh làm cái gì thì BT làm cái đó, không phải là ngồi chỉ tay năm ngón.

Con đường Bồ Tát Đạo chia ra 50 bậc bồ tát – thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng và thập địa.
Thập tín: BT trải qua nhiều kiếp để tu tập niềm tin của mình với Phật pháp càng ngày càng tăng trưởng với Phật pháp.
BT phải học Ngũ minh: 5 cái môn – 5 sience – có tài ăn nói – phải biết thuốc, biết kỹ nghệ - kỷ thuật, biết thuốc...
BT phải luôn luôn tu tập từ bỏ tham sân si – phải biết khiêm cung, phải ái ngữ, tu hạnh bố thí...
Làm những cái này mới gọi là Bồ Tát Đạo.

Câu hỏi: Bố thí nội tạng?
Bố thí là một cái hạnh của bồ tát, bố thí là cho ra. BT tu hạnh bố thí với 2 mục đích: 1 – Từ Bi muốn cho ra để cứu giúp người khác. 2 – BT cho ra để tu tập xả bỏ sự bám chấp vào cái thân này. Bố thí là xả bỏ cái tâm bỏn xẻn, bám chấp vào cái thân này cho nó là của mình.
Trong sự bố thí có 3 dạng: tài thí, pháp thí và vô úy thí. Tài thí là bố thí những vật chất tiền tài, pháp thí là bố thí phật pháp. Và Vô úy thí là bố thí cái không sợ hãi.
Ở đây nói về người Phật tử tu dễ nhất là Tài thí – bố thí ngoại thí và nội thí – Bố thí ngoại thì là bố thí về vật chất, tiền của, nhà cửa, xe... những cái bên ngoại.
Nội thí là bố thí những cái ngay bên trong cơ thể mình: mình bố thí khi mình vừa chết đi – bố thí nội tạng.
Bồ tát cao cấp phải tu 3 a tăng kỳ kiếp
Bồ tát hạ cấp tu 100 a tănng kỳ kiếp được rồi
Tóm lại con đường bồ tát đạo là con đường tự độ và độ tha, phải tập khiêm cung, từ bỏ cái ngã của mình, phải tu sửa 6 ba la mật. Bồ tát phải đắc nhân tâm.

Câu hỏi: Làm sao để cho có trí tuệ?
Muốn thành phật thì phải có đầy đủ phước và huệ.
Đi tìm khoái lạc: seeking for pleasure – thỏa mãn 6 giác quan.
Tu phước thì sẽ có quả giàu sang. Giàu sang thì sẽ đi hưởng thụ - chúng sinh ở cõi Dục này đều mắc kẹt.
Muốn có trí tuệ thì phải văn tư tu + 6 ba la mật
Muốn có phước thì tu tứ vô lượng tâm: từ bi hỷ xả và tứ nhiếp pháp.
Đầu tiên là phải nghe nhiều – đa văn – tức là phải văn ôn võ luyện. Phải nghe tới nghe lui để cho nó vô đầu. Lập đi lập lại trong đầu – mình gắn nó vào trong a lạy da thức.
Văn ở đây không phải đi nghe hết Thầy này Thầy khác – cái đó đúng là văn nhưng mình chưa có tu. Mình phải tư duy, mình phải suy nghĩ về những bài kệ đó.
Nhìn cuộc đời bằng con mắt quán chiếu thì từ từ trí huệ sẽ phát sinh.

Câu hỏi: Bồ Đề Tâm Nguyện & Bồ Đề Tâm Hạnh
Bồ đề tâm Nguyện: phát nguyện khởi lên trong tâm
Bồ đề tâm hạnh là phải thực hiện và phải hành nó. Phải thực hành 6 ba la mật
Bồ đề tâm tuyệt đối – ultrimate bodhi chitta – chính là cái tâm là chứng ngộ được tánh không.
Bodhichitta is the mind that has the emtiness – Đạt được mục đích rồi. Tức là cái tâm này đã chứng ngộ được ngã không (emtiness of the person – No Self) và pháp không (Emtiness of everything – emtiness of Darhma).
Tánh không có 2 cấp – vô ngã (tất cả a la hán đều chứng được cái này), pháp không (chỉ có hàng bồ tát mới chứng được 1 chút về pháp không).

Câu hỏi: Trong cuốn bồ tát hạnh Thầy có viết có – một tâm sân có thể đối cháy một rừng công đức. Trang 61
Một tâm sân khởi lên thì có thể đốt nhiều ruộng công đức.

Sân có 3 cấp độc: sân, sân độc và sân ác.
Sân hiển lộ ra 3 đường: ý khẩu thân.
Sân là bực tức – nó chưa có thiêu đốt cái gì hết. Chưa đốt nhà – chưa cháy nhà. Ý nghiệp
Chưa có tác động ra ngoài. Gọi là khẩu nghiệp hay khẩu sân
Các tu đà hoàn vẫn trở lại cõi này 7 kiếp để có thì giờ thanh lọc những tham sân si của mình...
Sân độc thì tạo nghiệp – hại chính mình mà chưa hại người khác.
Sân ác: bắt đầu hại người khác
Sân trong ý: chỉ mới sân ở trong ý chứ chưa có phát ra ngoài.

1:27:00 Câu hỏi: Trong Bồ Tát Đạo – Thầy nói rằng tu Bồ Tát Đạo mình tu trong nhiều kiếp, làm sao mình biết được cái dư nghiệp để cho mình biết mình phải tu tiếp cái hạnh đó.
Bồ Tát làm sao nhớ được kiếp này để mà tu tiếp?

1:31:11: Có một số ít quý vị đã làm thôi miên hồi quy tiền kiếp...




thanhnguyet
thanhnguyet

Posts : 2
Join date : 2021-03-01
Location : Sacramento, CA

https://www.facebook.com/ThichTriSieuFanpage/

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum